• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đối sách nào giúp Mỹ và Trung Quốc giảm căng thẳng thương mại?

Thế giới 15/12/2020 20:54

(Tổ Quốc) - Theo trang SCMP, cả Mỹ và Trung Quốc cần phải xoa dịu căng thẳng, hướng tới thỏa hiệp và nhượng bộ giúp ổn định cán cân thương mại toàn cầu trong thời gian tới.

Các hoạt động thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong suốt dịch bệnh đã bắt đầu có tín hiệu tích cực khi xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng trở lại. Thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt mức kỷ lục 75 tỷ đôla Mỹ vào tháng 11 khi nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của nước này tăng cao. Động thái này giúp kinh tế đất nước này tăng trưởng mạnh mẽ trong các tháng tới.

Đối sách nào giúp Mỹ và Trung Quốc giảm căng thẳng thương mại? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Ảnh: EPA-EFE

Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đồng nghĩa với việc đáp ứng nhu cầu toàn cầu về hàng tiêu dùng, hàng hóa trung gian và ngành công nghiệp. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến Bắc Kinh vẫn tồn tại căng thẳng với Washington. Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đạt mức cao nhất trong hai năm qua khiến cho giới chuyên gia nghi ngờ khả năng hai nước tiếp tục rơi vào cuộc khủng hoảng mới.

Theo trang SCMP, Tổng thống đắc cử Biden sẽ là lãnh đạo đứng đầu của nước Mỹ đưa ra các đối sách thương mại đối với Trung Quốc trong thời gian tới. Ắt hẳn, ông Biden cũng sẽ không phải là chính trị gia "mềm mỏng", đặc biệt là chính sách thương mại với Trung Quốc giống như một số nhà phê bình từng bày tỏ. Khả năng thế giới sẽ còn một chặng đường phía trước đối mặt với căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong khi căng thẳng thương mại hai nước vẫn chưa có tín hiệu giảm xuống cũng như kinh tế toàn cầu chưa có tín hiệu hồi phục hoàn toàn.

Cán cân thương mại hàng hóa của Trung Quốc đang tăng trở lại cùng với các vấn đề tồn tại trong lĩnh vực thặng dư thương mại với Mỹ. Quá trình hồi phục kinh tế thế giới đang diễn ra ở mức cao hơn, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của kinh tế Trung Quốc. Điều này đánh dấu sự thành công của Trung Quốc với vai trò là một cường quốc sản xuất toàn cầu bất chấp dịch bệnh và khả năng đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2021.

Bên cạnh đó, các trừng phạt thương mại của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc cũng không thể ngăn kim ngạch xuất khẩu nước này tiếp tục tăng, ước tính đạt 21% vào tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái. Thành tích xuất sắc này của Trung Quốc có thể cạnh tranh mạnh với các đối tác thương mại lớn của nước này, đặc biệt là Mỹ, khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục thúc đẩy một sân chơi bình đẳng hơn trong thương mại quốc tế.

Nếu Mỹ và Trung Quốc thành công trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng thương mại thì hai bên cần phải có sự thỏa hiệp và nhượng bộ để giúp ổn định tình trạng mất cân bằng thương mại toàn cầu về lâu dài. Giới quan sát nhận định, điều này không thể xảy ra một sớm một chiều, tuy nhiên, cách tiếp cận của Tổng thống đắc cử Biden nhiều khả năng sẽ là cơ hội cho khởi đầu mới có thể giải quyết tốt hơn.

Bắc Kinh đang đưa ra các biện pháp tích cực hơn tái cân bằng lực đẩy kinh tế Trung Quốc trong tương lai. Trung Quốc có kế hoạch tập trung vào tăng trưởng kinh tế trong nước, giảm phụ thuộc hơn vào xuất khẩu trong các năm tới.

Trong kế hoạch 5 năm tới, Trung Quốc nhấn mạnh đến tính cần thiết của "tuần hoàn kép" nhằm giữ vững tăng trưởng kinh tế trong nước đồng thời loại bỏ sự phụ thuộc của Trung Quốc vào thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, chính sự phụ thuộc nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế trong nước và tiếp tục quan hệ thương mại ổn định hậu chính quyền Tổng thống Trump có thể khiến quan hệ hai nước tách biệt hơn.

Cho dù Bắc Kinh có đề cập đến giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài nhưng thặng dư thương mại của Trung Quốc trên danh nghĩa vẫn không có tín hiệu thay đổi. Trung Quốc không thể quay ngược thời gian với những gì họ đã làm tốt trong quá khứ để có thể hóa giải căng thẳng về thặng dư thương mại, đáp ứng nhu cầu hàng hóa toàn cầu khi các nước khác không thể sản xuất hiệu quả hay đủ sức cạnh tranh.

Thêm vào đó, nếu Trung Quốc có cơ hội duy trì tăng trưởng kinh tế từ 5-6% trong thời gian dài thì Trung Quốc phải tập hợp tất cả các nguồn lực sẵn có cho đầu tư trong nước trong tương lai.

Quá trình tài trợ chương trình mở rộng kinh tế của nước này đều liên quan đến các dự án nước ngoài.

Ông Biden sẽ tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc nhưng sẽ khác với cách giải quyết của ông Trump. Ưu tiên đầu tiên của ông Biden tại Nhà Trắng sẽ là giải quyết khủng hoảng dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, lời hứa trong chính sách kinh tế Mỹ "xây lại phải tốt hơn" của ông Biden cũng sẽ bắt đầu có ý nghĩa. Cách tiếp cận chính sách kinh tế của Biden sẽ khuyến khích doanh nghiệp Mỹ nâng cao năng lực sản xuất và xây dựng lại ngành sản xuất trong nước hiệu quả.

Theo giới chuyên gia, cả Mỹ và Trung Quốc đều cần dòng chảy song phương mạnh mẽ hơn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu hai nước trao đổi hòa bình thì chắc chắn có thể giải quyết căng thẳng hai bên trong thời gian tới.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ