• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đòn giáng Mỹ về Jerusalem: Đảo ngược sức mạnh Iran tại Trung Đông

Thế giới 24/12/2017 20:54

(Tổ Quốc) -Quyết định của Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đã dời sự chú ý của thế giới Hồi giáo ra khỏi Iran.  

Phá vỡ chính sách đối ngoại hàng thập kỷ của Mỹ và vượt lên sự phản đối của dư luận quốc tế, vào ngày 6/12/2017, Tổng thống Donald Trump đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Ông cũng hứa rằng trong thời gian tới, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tel Aviv sẽ được chuyển đến Jerusalem.

Ông Trump đã hành động theo "Đạo luật về Đại sứ quán Jerusalem năm 1995" của Quốc hội (JEA 1995) kêu gọi công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và kêu gọi Nhà Trắng di dời sứ quán.

Đạo luật trên cũng trao cho chính quyền quyền khước từ thực thi – điều các Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama đã sử dụng để tránh việc thực hiện động thái này.

Còn quá sớm để dự đoán động thái trên sẽ mang tới những động thái như thế nào, nhưng rõ ràng là những người theo lập trường cứng rắn ở Iran coi Tuyên bố Trump về Jerusalem là một chính sách đối ngoại lớn. Theo National Interest (NI), lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran và nhánh hoạt động nước ngoài - lực lượng Quds, đặc biệt “hăng hái” với diễn biến này. Hãng thông tấn Tasnim – một đơn vị truyền thông liên kết với các lực lượng quân sự trên đã viết rằng quyết định của ông Trump có những lợi thế nhất định. "Tình hình này khiến hoạt động của Iran trong việc tạo ra một mặt trận kháng chiến với trọng tâm là bảo vệ Palestine dễ dàng hơn".

Hiện trạng pháp lí của Jerusalem vẫn luôn là một vấn đề nóng trong tiến trình hoà bình Trung Đông. (Nguồn: Reuters)

Lật ngược quyền lực Iran

Mohammad Bagheri, Tổng tham mưu trưởng quân đội Iran, nói rằng con đường dẫn tới giải phóng cho hoạt động của Quds sẽ tiếp tục mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các phe phái cứng rắn tại Iran đang định hình một vài bước đi. Thứ nhất, họ sẽ cố gắng cải thiện vị thế của Iran trong thế giới Ả Rập. Từ năm 2011, điều này đã giảm đáng kể do sự ủng hộ đối với chế độ Assad Syria. Cuộc nội chiến Syria đã cho phép Saudi Arabia tận dụng tình hình này để thuyết phục các nước Ả Rập rằng Iran chứ không phải Israel là mối đe dọa thực sự đối với thế giới Ả Rập.

Kết quả của một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Trung tâm liên ngành học thuật tại Herzliya kết luận rằng công chúng Saudi quan tâm nhiều hơn đến các mối đe dọa từ Iran so với Israel, với 53% coi Iran là đối thủ chính của họ. Động thái của Trump về Jerusalem sẽ thay đổi điều này, cho phép Iran một lần nữa chuyển sự tập trung vào Israel. Kết quả là Tehran sẽ có thể tự khẳng định mình là người bảo vệ hàng đầu cho người Palestine và quyền tiếp cận của họ với Jerusalem.

Điều thứ hai, Iran sẽ cố gắng gây ảnh hưởng tới độ uy tín của các chính phủ Ả Rập và Hồi giáo trung hoà đang hợp tác với Israel, trong đó có Saudi Arabia, đối thủ chính của Iran. Ngay sau tuyên bố của ông Trump, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố: "Nếu một nửa số tiền mà một số chính phủ trong khu vực chi dùng để khuyến khích chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và kích động chống lại các nước láng giềng sẽ được dành cho việc giải phóng Palestine, chúng ta sẽ không phải đối mặt với sự kiêu ngạo của Mỹ".

Các chính phủ Ả Rập trung hoà sẽ phải trả giá nếu buộc phải “cắt đứt” với Israel, vì điều này có thể ảnh hưởng đến tình báo và hợp tác quân sự của họ. Trong những năm gần đây, đã có những thay đổi rõ rệt trong quan hệ giữa Israel và các nước trong khu vực. Ví dụ, Saudi Arabia và Israel đã phát triển quan hệ xích gần hơn, chủ yếu là do mối quan ngại chung của họ về các chính sách khu vực của Iran và chương trình tên lửa gây tranh cãi \. Các quan chức Israel thừa nhận rằng đất nước họ và Saudi hoàn toàn nhất trí về lập trường đối với Iran. Gadi Eisenkot – quan chức quân đội hàng đầu Israel trong một cuộc phỏng vấn với tờ Elaph của Saudi đã ám chỉ rằng hai nước đang trao đổi thông tin để đối phó với Iran. Các nhà quan sát đã không loại trừ khả năng hai bên thậm chí có thể bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao.

Người Iran sẽ làm hết sức để ngăn chặn một kết quả như vậy.

Đe doạ lực lượng Mỹ tại Trung Đông?

Thứ ba, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran coi quyết định của Trump và các cuộc biểu tình phản đối mạnh mẽ vừa qua như động lực nhằm đẩy mạnh việc tuyển mộ người Hồi giáo Shia và những người khác. Theo National Interest, Lực lượng Quds có ảnh hưởng lớn đối với mười lăm nhóm dân quân Shia, hầu hết là từ Iraq, Afghanistan, Pakistan và những nơi khác có số lượng người Shia đáng kể. Được xây dựng để chống lại IS, các lực lượng vũ trang này đang tìm kiếm một sứ mệnh mới sau khi IS bị đánh bại. Bảo vệ Jerusalem khỏi những thách thức mà Hoa Kỳ và Israel tạo ra là mục tiêu đã được hăng hái đón nhận. Nhiệm vụ của các lực lượng trên sẽ là tấn công các lực lượng Mỹ cùng với việc nhắm mục tiêu vào Israel. Có lẽ được khuyến khích bởi Qassim Suleimani, chỉ huy lực lượng Quds, lực lượng bán quân sự người Shia tại Iraq Harakat Hezbollah Al-Nujaba đã đe dọa tấn công quân đội Mỹ ở Iraq. Akram al-Kaabi, thủ lĩnh nhóm này, lưu ý rằng "quyết định của Trump. . . sẽ là tia lửa lớn để loại bỏ thực thể này (Israel) khỏi chính thể của một quốc gia Hồi giáo và một lý do hợp pháp để nhắm mục tiêu vào các lực lượng Mỹ".

Cuối cùng, quyết định của ông Trump sẽ thay đổi sự cân bằng quyền lực giữa Hamas kiểm soát Dải Gaza và Fatah kiểm soát Bờ Tây. Vào tháng 10 năm 2017, Hamas đã ký một thỏa thuận hòa giải với Fatah qua sự trung gian của Ai Cập. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán bị đình trệ vì Hamas và Jihad Hồi giáo Palestine (PIJ) đã từ chối giải giáp. Lực lượng Quds – được cho là kiểm soát PIJ, đã kịch liệt chống lại thỏa thuận trên – mặc dù thủ lĩnh nhóm này Ahmad al-Mudallal, đã phủ nhận điều trên, theo National Interest. Gần đây, Ismail Haniyeh, thủ lĩnh chính trị của Hamas, đã kêu gọi một chiến dịch Intifada mới và hứa sẽ mở "cửa địa ngục" – điều sẽ rất khó khăn cho Fatah tập trung vào việc giải trừ vũ khí.

Trong khi lời tuyên bố về Jerusalem có thể không dẫn tới một cuộc nội chiến mới hoặc một cuộc nổi dậy chống Mỹ rộng lớn ở Trung Đông, những lực lượng bảo thủ tại Iran tin rằng chiến dịch do Saudi Arabi dẫn đầu chống lại Iran chắc chắn sẽ đổ vỡ.

(Theo NI)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ