• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đòn trừng phạt Mỹ nhằm vào Nga đẩy EU trở lại “cuộc chiến” nhiều thập kỷ

Thế giới 25/08/2017 20:12

(Tổ Quốc) - EU muốn có những công cụ mới để hạn chế ảnh hưởng liên quan từ trừng phạt của Mỹ trong bối cảnh sự phối hợp tác với Washington đang đi xuống.

Sự khác biệt về chính sách ngoại giao giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ đang gia tăng, buộc các nhà lãnh đạo EU một lần nữa cân nhắc làm thế nào để ngăn chặn các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm mục tiêu vào các công ty châu Âu.

“Cuộc chiến” từ nhiều thập kỷ

EU nhiều thập kỷ qua đã phản đối các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ mà người châu Âu cho là luật đặc quyền cho phép Washington áp đặt cấm vận các công ty nước ngoài khi hợp tác kinh doanh với các nước thứ ba như Nga, Cuba hoặc Iran.

Cuộc chiến chống các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đã bắt đầu vào giữa thập niên 1990 khi chính quyền Clinton, do Quốc hội Cộng hòa kiểm soát, đã thông qua đạo luật Helms-Burton, buộc các công ty nước ngoài lựa chọn giữa giao dịch với Hoa Kỳ hoặc Cuba. Một số công ty này, như công ty khai thác mỏ Sherritt International của Canada, đã bị mắt kẹt trong hoạt động kinh doanh với Cuba.

Một công ty xi măng quốc doanh tại Cuba - từng do Mỹ sở hữu năm 1996. (Nguồn: AP)

Trong những năm gần đây, căng thẳng về vấn đề này đã dần lắng xuống khi Mỹ và châu Âu ngày càng phối hợp trong việc phản ứng với chương trình hạt nhân của Iran, bạo lực ở Syria và việc Nga được cho là can thiệp vào xung đột Ukraine. Các quan chức châu Âu vẫn công khai phản đối các biện pháp ngoại vi của Hoa Kỳ nhưng thừa nhận một cách riêng tư về hiệu quả của chúng, ví dụ như đưa Iran trở lại bàn đàm phán về chương trình hạt nhân.

Điều này, tuy nhiên dần thay đổi kể từ khi ông Trump nhậm chức. Sự phối hợp về chính sách ngoại giao giữa Washington và Brussels đã suy yếu. Quyết định trừng phạt bị chia rẽ. Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với các doanh nghiệp Iran về trừng phạt tên lửa. EU thì không. Washington cũng trừng phạt nhiều cá nhân liên quan tới các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên hơn là EU.

Với Nga, khối này đã áp dụng các biện pháp trừng phạt riêng và chỉ yêu cầu các quốc gia thành viên của họ thực thi.

EU- Mỹ dấy lên căng thẳng

Sau việc Mỹ trừng phạt Nga trong mùa hè này, EU đã hết sức lo ngại và nhiều quan chức của khối này cũng đã lên tiếng phản đối động thái trên, bao gồm nhiều hành động hạn chế đối với các công ty năng lượng châu Âu đang kinh doanh với Moscow.

Cũng có vấn đề khác đáng lo ngại cho người châu Âu: sự mong manh ngày càng gia tăng của thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 – điều Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích. Thỏa thuận này đã khiến Hoa Kỳ đình chỉ hầu hết các lệnh trừng phạt nhắm vào các ngân hàng nước ngoài và các công ty kinh doanh với Tehran. Nếu hiệp ước này sụp đổ và các biện pháp trừng phạt được áp dụng trở lại, các công ty châu Âu có thể phải trả giá đắt nhất.

EU đang lo ngại cho các doanh nghiệp của khi trước những đòn trừng phạt của Mỹ vào Nga và có thể là cả Iran. (Nguồn: Reuters)

Những lựa chọn ít ỏi của EU hiện tại để chống lại sức ép của Mỹ có hiệu quả rất hạn chế trong khi kéo theo nhiều nguy cơ. Vì vậy, các chính phủ EU muốn có những ý tưởng mới. "Chúng ta cần phải điều chỉnh cơ chế quốc gia thành viên và đổi mới cơ chế của châu Âu" để phản ứng lại các biện pháp trừng phạt ngoại giao của Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Pháp cho hay.

Các quan chức EU thậm chí đã từng thảo luận về hai lựa chọn pháp lý chống lại động thái của Mỹ.

Một là áp dụng "Đạo luật ngăn chặn" của EU, đã được thông qua sau hành động Helms-Burton năm 1996 nhằm giới hạn việc thực thi các luật đặc quyền của Mỹ ở Châu Âu.

Đạo luật này đã có hiệu quả trong việc bảo vệ mối liên hệ kinh tế ít ỏi của EU với Cuba trong những năm 1990, nhưng sẽ ít có hiệu quả hơn trong việc bảo vệ quan hệ kinh doanh với Nga, một quan chức Đức thân cận với vấn đề này cho biết. Nhiều gã khổng lồ năng lượng châu Âu đã kí kết hợp đồng với Nga có nguy cơ sẽ bị ngăn tiếp cân với Mỹ.

Richard Nephew, cựu quan chức hàng đầu về các lệnh trừng phạt tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói rằng khi Mỹ tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm Iran từ sau năm 2005, Washington đã khá thoải mái trước mối đe dọa từ Đạo luật ngăn chặn do sự không chắc chắn của EU trong việc thực thi động thái này. Việc hỗ trợ các công ty bị trừng phạt nằm trong tay các chính phủ quốc gia thành viên chứ không phải EU, ông lưu ý.

"Vai trò của EU là chưa rõ ràng... trong khi các quốc gia thành viên khác có thể đóng vai trò ra sao trong Đạo luật trên", ông Nephew nói.

Ông nói rằng điều các quan chức Hoa Kỳ quan ngại hơn là thách thức từ phía EU nhằm vào Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. EU đã từng đưa vấn đề trừng phạt của Hoa Kỳ lên WTO về vụ Helms-Burton nhưng đã bỏ rơi vụ việc sau khi Tổng thống Clinton từ bỏ việc gây sức ép lên các công ty châu Âu.

Khả năng lớn nhất EU có thể thực hiện, một số chuyên gia về luật trừng phạt cho hay, sẽ là tuyên bố Mỹ đang vi phạm các cam kết của WTO về tự do hóa giao thương bằng cách đe doạ đưa các công ty châu Âu ra khỏi hệ thống tài chính của Mỹ. Còn Hoa Kỳ có thể tranh luận rằng hành động của họ được loạt trừ khỏi cam kết vì liên quan đến an ninh quốc gia.

Các trường hợp ngoại lệ về an ninh quốc gia cũng như vấn đề về các lệnh trừng phạt nói chung chưa từng được khảo nghiệm ở WTO. Một chiến thắng của EU có thể tình cờ cho phép WTO thách thức các chính sách trừng phạt của chính EU, một trong số ít các công cụ chính sách đối ngoại của khối này.

Bên cạnh đó, các nhóm vận động hành lang muốn bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran cũng kêu gọi EU hành động mạnh hơn nữa để bảo vệ doanh nghiệp của họ. Trong khi thị trường Hoa Kỳ là khá cốt yếu, các quan chức châu Âu chắc chắn sẽ hành động một cách thận trọng.

(Theo WSJ)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ