• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Dồn vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, Thổ xuất kích chiến lược “thoát thân”

Thế giới 31/07/2018 20:22

(Tổ Quốc) - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có các phản ứng khi liên tục đối mặt với các thách thức trừng phạt mạnh mẽ của Mỹ.

Giới quan sát cho rằng, các phản ứng của Tổng thống Erdogan vẫn tỏ ra kiềm chế  khi nền kinh tế nước này đang gặp phải khó khăn nặng nề.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

“Mỹ không thể khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại chỉ bằng các trừng phạt. Nếu Washington không muốn thay đổi lập trường của họ thì họ cũng không nên quên rằng đang mất đi đối tác mạnh và chân thành”, ông Erdogan phản ứng.

Vào tuần trước, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã lao dốc mạnh xuống còn 4% sau khi ngân hàng trung ương nước này không thể tăng lãi suất mặc dù lạm phát cao.

Thâm hụt tài khoản vãng lai và lạm phát ở  mức hơn 15% đã khiến cho ông Erdogan không đủ sức chống chọi với các trừng phạt của Mỹ. Theo các nhà phân tích, sự khéo léo của Tổng thống Erdogan hiện tại được xem là phản ứng tránh né bất kỳ sự leo thang căng thẳng nào tiếp tục vào Thổ Nhĩ Kỳ.

“Tôi cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng sẽ phải quay trở lại…Người Thổ Nhĩ Kỳ biết rằng, điều quan trọng vẫn là thúc đẩy phát triển kinh tế. Bất kỳ ai quan sát đều có thể thấy rằng Tổng thống Erdogan đang rất kiềm chế. Ông Erdogan phải đợi 3 ngày mới có thể đưa ra bình luận trước phản ứng của Tổng thống Donald Trump và ngôn ngữ ông sử dụng cũng được cho là mang tính chất ngoại giao”, ông Timothy Ash, chiến lược gia cao cấp tại BlueBay Asset Management cho biết.

- Ngoại giao và kinh tế-

Điều thú vị, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ban đầu không hiểu rõ các bình luận của ông Trump khi cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả mạnh mẽ trước các thách thức từ Mỹ. Điều này cũng được chính phó Tổng thống Mike Pence nhắc lại.

Các nhà ngoại giao hai nước dường như đang nỗ lực để cứu vãn tình hình và tránh căng thẳng leo thang diễn biến theo chiều hướng xấu.

Washington và Ankara đều gặp phải mâu thuẫn trong quan hệ với Moscow khi Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua hệ thống vũ khí của Nga trong bối cảnh đang ký thỏa thuận thương vụ F-35 với Mỹ. Hai nước cũng gặp các vấn đề xung quanh chính sách về Syria và Iran.

“Ông Pompeo sẽ cần phải giải quyết tình hình Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Erdogan phải thận trọng với điều này. Ông Erdogan cần phải đưa ra một chiến lược “phanh gấp và thoát thân” khỏi tình hình hiện tại”, ông Ash nói thêm.

Thị trường Thổ Nhĩ Kỳ không hề ảnh hưởng nhiều từ các thách thức trừng phạt. Có lẽ họ cần phải đưa ra thông báo cụ thể hơn hoặc Ankara đã quen dần với các phản ứng cứng rắn từ Mỹ.

Kết quả tích cực cho Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm vị trí tài chính công, tỷ lệ tăng trưởng cao, ngân hàng mạnh và nhân khẩu học tốt là minh chứng cho hướng giải quyết khó khăn của Ankara vào thời điểm hiện tại.

Theo ông Ash, Đức nới lỏng các trừng phạt vào ngân hàng đầu tư châu Âu đồng thời việc Hà Lan mở lại lãnh sự quán tại nước này được xem là các bằng chứng cho việc nới lỏng trừng phạt với phương Tây.

Theo chuyên gia này, chính quyền Tổng thống Trump cũng có thể tuyên bố các trừng phạt  “mềm mại” hơn. Tuy nhiên,căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể tiếp tục leo thang. Và, Ankara sẽ rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” nếu vẫn quyết bắt giữ mục sư Brunson. Điều đó sẽ khiến cho kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ lại rơi vào khủng hoảng trầm trọng./.

 

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ