• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

"Đòn vây" chống lại Mỹ: Điều gì bí ẩn trong quan hệ Nga và Trung Quốc?

Thế giới 06/11/2018 15:09

(Tổ Quốc) - Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đang là điểm nhấn quan trọng đối với sự phát triển trật tự toàn cầu trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Gợi mở quan hệ thân thiết giữa Nga và Trung Quốc

Tờ Stratfor đưa ra đánh giá về lộ trình quan hệ giữa Nga và Trung Quốc trong những năm tới thông qua việc phân tích các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và quân sự.

Đòn vây chống lại Mỹ: Điều gì bí ẩn trong quan hệ Nga và Trung Quốc? - Ảnh 1.

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin. Ảnh: REUTERS / SERGEI KARPUKHIN

Theo tờ Stratfor (Mỹ), Nga đang tăng gấp đôi trục xoay châu Á trong bối cảnh tăng cường can thiệp quân sự tại Ukraine từ năm 2014 và liên tục chịu các đòn trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Mục tiêu của Moscow nhằm thúc đẩy thương mại song phương và thu hút đầu tư. Với Trung Quốc, lợi nhuận lớn nhất của trục chính nằm trong lĩnh vực năng lượng. Một mạng lưới đường ống dẫn dầu và khí đốt ngày càng phát triển và khiến Nga trở thành nhà cung cấp năng lượng hàng đầu của Trung Quốc trong khi Bắc Kinh cũng mở rộng đáng kể đầu tư vào lĩnh vực khai thác năng lượng. Một đường ống dẫn khí tự nhiên chính đến Trung Quốc, có tên là Power of Siberia sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019.

Một lĩnh vực khác trong quan hệ kinh tế, Nga đang trở thành quốc gia nhận được nhiều đơn đặt hàng mua vũ khí từ các quốc gia khác. Các công ty Trung Quốc cũng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với Nga. Vào tháng Chín, các thành viên tham gia Diễn đàn kinh tế phương Đông đã ký 175 thỏa thuận, trị giá 42 tỷ đôla. Phần lớn các thỏa thuận đến từ Trung Quốc mặc dù chưa rõ quá trình hiện thực hóa.

Thêm vào đó, sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc cũng như Liên minh Kinh tế Á -Âu của Nga là những hoạt động kinh tế sôi động của hai nước. Cả hai dự án đều nhằm mục đích cũng cấp cho các nhà tài trợ của họ một lợi thế chiến lược. Sáng kiến "Vành đai và Con đường" là một dự án kết nối toàn cầu vì mục tiêu đôi bên cùng có lợi với sự tham gia của đa quốc gia. Liên minh Kinh tế Á-Âu luôn thúc đẩy tầm ảnh hưởng của Nga.

Trung Á hiện là khu vực mang lại lợi ích cho cả Trung Quốc và Nga. Khu vực này giàu có về tài nguyên và là cầu nối đến các khu vực, chẳng hạn như Afghanistan – khu vực chứa đựng nhiều lo lắng về an ninh cho cả Moscow và Bắc Kinh.

Điều đó có đúng?

Trung Quốc và Nga có ảnh hưởng nhất định tại Trung Á. Nga tập trung vào việc đảm bảo an ninh trong khi Trung Quốc là nhân vật chính về kinh tế tại đây. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải sẽ thúc đẩy cơ hội hợp tác liên tục của Nga và Trung Quốc tại Trung Đông trong thời gian tới.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại xung đột cạnh tranh vào thời điểm hiện tại. Cả Nga và Trung Quốc bán vũ khí cho các quốc gia Trung Á là một ví dụ. Trong khi cuộc cạnh tranh này chưa chứng minh được các bất lợi trong sự thỏa hiệp thực tế của Moscow và Bắc Kinh nhưng việc tăng cường giao dịch quốc phòng Trung Quốc tại Trung Á đang cắt giảm đi ít nhiều sự thống trị của Nga trong việc buôn bán vũ khí tại khu vực này. Các kế hoạch cho căn cứ quân sự Trung Quốc tại tỉnh Badakhshan của Afghanistan có thể là khởi đầu cho tín hiệu an ninh Trung Quốc rõ ràng hơn trong khu vực và điều này khiến Nga lo lắng.

Việc kiểm soát các khu vực gia tăng căng thẳng đến Ấn Độ - một đối thủ của Trung Quốc nhưng lại có quan hệ thân thiết với Nga trong lịch sử. Nga là chìa khóa thúc đẩy Trung Quốc chấp nhận nhượng bộ của Ấn Độ đối với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

Tại Bắc Cực, nơi Nga tuyên bố chủ quyền, Moscow phải đối phó với các ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Lợi ích của Trung Quốc tại Bắc Cực đã bị hạn chế trong các nhiệm vụ nghiên cứu, kết nối số và đầu tư năng lượng, chẳng hạn dự án khí đốt hóa lỏng Yamal có hợp tác với Nga. Moscow và Bắc Kinh cũng đưa ra tuyên bố ý định hợp tác thêm trong số các dự án nằm trong sáng kiến "Vành đai - Con đường". Quan hệ Trung Quốc và Nga tại Bắc Cực sẽ không thể dẫn đến một cuộc cạnh tranh an ninh giữa nước trong khu vực mặc dù có tín hiệu cạnh tranh chính trị trong cuộc chơi. Bắc Cực, xa hơn nữa, đó là tham vọng ảnh hưởng của Nga vẫn mạnh hơn Trung Quốc.

Việc hợp tác của Nga và Trung Quốc đang ngày một gia tăng trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao toàn cầu.

Hiện tại Trung Quốc cũng không đưa ra các chỉ trích việc Nga can thiệp vào Ukraine. Nga cũng đã ngầm định hỗ trợ Trung Quốc trong nhiều vấn đề đồng thời tham gia tập trận chung với nước. Cả hai siêu cường có một vị trí chung cho vấn đề Triều Tiên và phản đối việc Mỹ đặt phòng thủ tên lửa tại khu vực.

Căng thẳng leo thang của Mỹ và Iran – một vấn đề toàn cầu quan trọng có thể đến đầu năm 2019 là yếu tố quan trọng giúp Moscow, Bắc Kinh và Tehran đến gần nhau hơn.

"Nếu Mỹ toan tính đến các hành động quân sự nhằm vào mục tiêu Iran thì Moscow và Bắc Kinh có thể sẽ liên minh với châu Âu cô lập Mỹ về ngoại giao", giới quan sát nhận định trên Stantfor.

Nga nổi lên giống như một đồng minh lớn nhất của Iran tại Trung Đông.

Theo Stanford, cả hai nước đã tiến hành các hoạt động liên kết bền vững tại Syria để đảm bảo sự sống còn của chính quyền Tổng thống Assad. Sự hợp tác này mở ra khả năng vai trò quân sự tích cực của Nga nhằm bảo vệ Iran.

Trong khi đó, Trung Quốc có một "thị phần" được cho là phức tạp ở Trung Đông, trong đó có dầu mỏ. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc dường như muốn xem Iran là vấn đề nhằm bảo vệ trật tự toàn cầu hơn là theo đuổi các lợi ích quốc gia cá nhân.

Nga và Trung Quốc có lợi ích riêng của họ và thông thường, chính các lợi ích riêng biệt đó có thể tạo nên xung đột giữa hai bên. Trong cuộc cạnh tranh quyền lực lớn bất đối xứng cao, sự khác biệt giữa Nga và Trung Quốc hóa ra lại ít hơn so với khác biệt của họ [Nga-Trung] với Mỹ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các sức ép mà Washington nhằm vào Nga và Trung Quốc sau các hợp tác chiến lược của hai nước. Quan hệ thân thiết của Moscow và Bắc Kinh tiếp tục làm sâu sắc hơn trong tương tác toàn cầu hiện tại và tương lai sau này.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ