(Tổ Quốc) - Hai xu hướng tách biệt đầu tiên định hình khu vực Đông Địa Trung Hải cùng với các cơ hội và thách thức mới cho Mỹ.
Theo tờ National Interest, "bão kép" đang tồn tại trong NATO bằng các cuộc xung đột vũ trang xảy ra gần đây. Đông Địa Trung Hải đang trở nên nóng hơn bao giờ hết từ các căng thẳng giữa các thành viên trong liên minh NATO – được ví như một cú sốc lớn nhất trong lịch sử.
Washington trong thời gian dài đã bỏ qua khu vực này kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vì tập trung nhiều hơn vào các vấn đề cấp bách cần phải giải quyết ở khu vực khác. Hai xu hướng tách biệt ban đầu đang đến với nhau để hình thành lại sự mạnh mẽ của khu vực, điều đó bao gồm cả cơ hội và thách thức mới đối với Mỹ.
Đầu tiên là sự chuyển đổi của Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời Tổng thống Recep Erdoğan. Được biết đến là đối tác phương Tây dân chủ và thế tục bảo vệ sườn phía đông nam của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ giờ đây đang mang tính Hồi giáo, dân tộc chủ nghĩa và chuyên quyền hơn, tờ National Interest viết. Một đặc điểm chính của Thổ Nhĩ Kỳ là chủ nghĩa can thiệp xung quanh Đông Địa Trung Hải, trong đó đặc trưng là phiên bản ngoại giao pháo hạm được đánh giá là rất "Thổ Nhĩ Kỳ".
Thứ hai là việc khám phá nguồn dự trữ năng lượng lớn dưới biển của Cyprus, Ai Cập, Israel và các đối tác khu vực tiềm năng khác trong tương lai. Việc kết hợp những yếu tố này tạo thành một nguồn khí đốt tự nhiên ngoài khơi lớn nhất có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới trong thập kỷ qua.
Hai xu hướng này đã có tín hiệu từ cuối năm ngoái khi Thổ Nhĩ Kỳ tham gia can thiệp quân sự vào nội chiến Libya. Ankara đã bảo đảm với chính phủ Tripoli thuộc tổ chức Anh em Hồi giáo một thỏa thuận ranh giới biển, nhằm công nhận các yêu sách lãnh thổ rộng lớn ngoài khơi của Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải.
Không phải vô tình, thỏa thuận này đe dọa trực tiếp đến các quốc gia láng giềng. Không giống với các quốc gia láng giềng đã đồng ý áp dụng Luật biển, Ankara tuyên bố duy nhất rằng các đảo không thể là một phần của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Do đó, thảo thuận của họ với Tripoli kéo dài gần đến đường bờ biển của Cyprus và Hy Lạp như Crete và Rohodes đe dọa nỗ lực của các quốc gia trong việc khám phá thêm năng lượng, cùng với Israel chuyển qua đường ống dẫn đến châu Âu.
Hiện tại các căng thẳng đang nóng lên. Để minh họa yêu sách đặc quyền của EEZ, Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi các tàu thăm dò năng lượng có sự hộ tống của hải quân vào Cyprus . Cùng với dấu ấn kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng của Ankara tại Libya, các hành động khiêu khích gần như đã kích hoạt trở lại bằng các cuộc đọ súng với tàu hải quân của các đồng minh NATO trong đó có Pháp và Hy Lạp. Trong tuần qua, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Pháp, UAE, Hy Lạp và Cyprus đã tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực.
Brussels và Berlin đã cố gắng xoa dịu các căng thẳng này trong khi bày tỏ sự ủng hộ đối với Hy Lạp và Cyprus. Động thái của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy khả năng sẽ còn leo thang hơn nữa. Ngay cả khi lên tiếng, EU vẫn chưa đủ tin cậy ngăn chặn Ankara, đặc biệt là hiện nay tình hình suy thoái kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ đang trở nên tồi tệ hơn do dịch bệnh khiến Tổng thống Erdogan có các biện pháp chuyển hướng chiến lược ngoài nước.
Cho đến nay, Mỹ dường như đang đứng ngoài cuộc các biến động như vậy. Viện Do Thái về An ninh quốc gia Mỹ đã đưa ra một số báo cáo gần đây khẳng định, Washington nên trở lại vai trò giống như trước đây trong khu vực nhằm giải quyết các diễn biến gia tăng này và bảo vệ lợi ích quốc gia Mỹ.
Một bước tiến quan trọng là thúc đẩy việc bổ nhiệm Đặc phái viên của Mỹ tại Đông Địa Trung Hải.
Vai trò của một đặc phái viên là làm việc với Diễn đàn khí đốt Đông Địa Trung Hải bao gồm Cyprus, Ai Cập, Hy Lạp, Israel, Italy, Jordan và chính quyền Palestine nhằm tạo ra một đối trọng rõ ràng ngăn cản ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ đối với sự phát triển năng lượng trong khu vực.
Khả năng lãnh đạo ngoại giao của Mỹ có thể giúp giảm căng thẳng giữa Ankara và Athens bằng việc mở lại cuộc đàm phán. Thỏa thuận EEZ giữa Hy Lạp và Ai Cập vào tháng trước đã đạt được thỏa thuận theo luật quốc tế và không cản trở quá trình đàm phán tương lai giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.
Đại sứ đặc biệt cũng có thể kết thúc thập kỷ "dẫn đầu từ phía sau" ở Libya – khu vực cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều thiết lập các đầu tàu thường trực và phối hợp định hình tương lai của đất nước này mặc dù hai bên cũng thường xuyên tồn tại các đối lập trong xung đột.
Trong số các ưu tiên khác, các quan chức Mỹ nên tập trung vào việc hạn chế ảnh hưởng của Ankara đối với chính phủ Tripoli, bao gồm lựa chọn đưa các tài sản quân sự của Mỹ ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và cân nhắc việc đặt ở vị trí tại Hy Lạp.
Để bổ sung cho chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn, Mỹ cũng đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Địa Trung Hải. Mối quan hệ quốc phòng sâu sắc hơn với Athens sẽ giúp đối phó với cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Mục tiêu này có thể đạt được thông qua việc triển khai luân phiên bổ sung của Mỹ, tăng cường tài trợ quân sự nước ngoài thông qua việc Hy Lạp mua vũ khí của Mỹ và thậm chí là đặt căn cứ lâu dài ở Hy Lạp.
Quyết định gần đây của Washington về việc nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Cyprus nên xem là một nỗ lực tích cực nhằm loại bỏ sự hiện diện của Nga tại hòn đảo chiến lược quan trọng này để đổi lấy sự hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn của Mỹ với Nicosia.
Giữa các căng thẳng chưa từng có gần đây trong liên minh xuyên Đại Tây Dương, các biện pháp ban đầu sẽ phải mất một chặng đường dài hướng tới việc thúc đẩy lợi ích của Mỹ trong sự ổn định và phát triển năng lượng hòa bình.