(Tổ Quốc) -Một ngày sau khi Hàn Quốc chính thức có Tổng thống mới, ông Moon Jae-in đã đi khắp đường phố Seoul và vẫy tay chào người dân trên đường vào Nhà Xanh.
Tân Tổng thống Moon hứa hẹn sẽ có chính sách khác hẳn với định hướng của lãnh đạo tiền nhiệm Park Geun-hye.
Tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in |
“Hòa bình tại bán đảo Triều Tiên. Tôi sẽ nỗ lực để đạt được điều này. Nếu điều này là cần thiết, bản thân tôi sẽ ngay lập tức bay đến Washington, đến Bắc Kinh và cả Tokyo. Nếu có thể, tôi cũng sẽ có chuyến đến Bình Nhưỡng nữa”, ông Moo cho biết.
Quan ngại về vấn đề Triều Tiên
Hiện tại, chính sách ngoại giao “hòa bình” của ông Moo được cho là nhẹ nhàng hơn so với lãnh đạo tiền nhiệm và Bình Nhưỡng có thể sẽ hài lòng nhưng cũng lo lắng về điều này.
“Triều Tiên có thể mong muốn về chính quyền tự do tại Nhà Xanh - Hàn Quốc. Ông Moon chiến thắng tại bầu cử Hàn Quốc có thể sẽ đưa ra các thay đổi về chính sách về Hàn Quốc. Triều Tiên liên tục chịu sức ép và cô lập với quốc tế. Trong một trường hợp nào đó thì đây lại là một lợi thế”, ông Jean Lee, nghiên cứu sinh cấp cao tại trung tâm Wilson nói.
“Tôi không nghĩ Hàn Quốc dễ dàng đạt được thương lượng với Triều Tiên. Ở một chừng mực nào đó, điều này có thể tạo sức ép liên hệ chính quyền của họ. Bình Nhưỡng luôn có thái độ sẵn sàng khai chiến và họ muốn giữ mình ở trạng thái cô lập. Vì vậy, không dễ dàng đạt được đàm thoại hay hợp tác chung”, ông John Delury, giáo sư khoa quan hệ quốc tế sau đại học, Đại học Yonsei cho biết.
Trong khi đó, ông Kim Jong-Un liên tục giữ quan điểm “bảo thủ” từ khi chính thức là lãnh đạo Triều Tiên năm 2011. Vì vậy, sẽ rất khó khăn để đưa Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán.
Tân Tổng thống Hàn Quốc là bạn thân và người thân cận của cố Tổng thống Roh Moo-hyun nhiệm kỳ 2003 - 2008 – người đề ra "Chính sách ánh dương" – gắn kết với Triều Tiên thông qua viện trợ và trao đổi thông tin. Trong chính sách này, ông Moon ắt hẳn sẽ tìm cách kết nối giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Khi còn là một ứng viên, ông Moon cho rằng, ông tuyên bố sẽ đi theo chính sách ánh dương, nhưng cũng sẽ bắt buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Điều này có thể tăng cường triển khai khu công nghiệp liên hợp Kaesong (Kaesong Industrial Complex) và hỗ trợ đầu tư tại biên giới. Tuy nhiên, nếu việc này thành công, quan hệ Hàn Quốc và Washington có thể gia tăng căng thẳng.
“Đây là giai đoạn khác biệt. Triều Tiên đã liên tục thúc đẩy chương trình tên lửa và hạt nhân, vì thế, đây sẽ là thời điểm đối mặt với nhiều thách thức”, ông Daniel Pinkston, giảng viên quan hệ quốc tế Đại học Troy –Seoul cho biết.
Quan hệ Hàn-Mỹ về đâu?
Quan hệ giữa Hàn Quốc và Mỹ có thể đi xuống về vấn đề Triều Tiên trong chính quyền Moon Jae-in.
“Đây là chiến dịch nhiều áp lực. Tôi sẽ kêu gọi toàn thế giới thực hiện đầy đủ các lệnh trừng phạt của LHQ đối với vấn đề Triều Tiên”, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói với Bộ ngoại giao Mỹ hôm 3/5.
Theo hãng tin Reuters, Ngoại trưởng Rex Tillerson trong cuộc gặp này đã kêu gọi ASEAN phải tăng cường thực thi lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc (LHQ), hỗ trợ cắt nguồn tài trợ cho chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đồng thời tăng sức ép ngoại giao với Bình Nhưỡng.
“Triều Tiên tỏ ra cứng rắn với vấn đề hạt nhân trong quan hệ với Mỹ. Vì thế, đây sẽ là một trong số các thách thức đối với ông Moon bởi vì tân Tổng thống Hàn Quốc muốn thúc đẩy các quan hệ “hòa bình” với Triều Tiên nhưng lại không “ủng hộ” chương trình hạt nhân đối với Bình Nhưỡng”, một đại diện trường Đại học Yonsei.
Thêm vào đó, ông Moon hiểu được tầm quan trọng của liên minh Mỹ-Hàn. Tuy nhiên, ông Moon cho rằng, Hàn Quốc không lo sợ để nói “không” với Mỹ.
Ông Moon cũng chỉ trích quyết định đưa hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD vào Hàn Quốc. Điều này làm gia tăng căng thẳng đối với Triều Tiên và Trung Quốc.
“Điều này đã gia tăng các lo lắng khi căng thẳng leo thang của Trung Quốc và Hàn Quốc”, các nhà phân tích cho biết.
Quan hệ đồng minh Trung-Hàn là có thể?
Ông Moon cho biết, ông sẵn sàng đàm phán với cả Trung Quốc và Mỹ về vấn đề hệ thống THAAD.
“Để giải quyết vấn đề THAAD, chúng tôi sẽ tham gia đàm phán gần nhất với cả Mỹ và Trung Quốc. An ninh mạnh sẽ cần phải tăng cường sức mạnh quân sự”, ông Moon nhấn mạnh.
Trung Quốc liên tục kêu gọi đàm phán để bình ổn tình hình bán đảo Triều Tiên cùng với cảnh báo mối đe dọa trong việc triển khai THAAD. Nhiều lo lắng rằng, việc triển khai THAAD có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang. Phía Bắc Kinh cho rằng, tín hiệu radar của hệ thống tên lửa phòng không có thể kiểm soát hoạt động bên trong Trung Quốc, các chuyên gia nhấn mạnh. Truyền thông Trung Quốc cũng nhấn mạnh, việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa có thể dẫn đến hệ lụy khôn lường. Mặt khác, truyền thông Trung Quốc cũng cảnh báo: “Điều này có thể khiến Hàn Quốc lao đao trong gia đoạn này khi kinh tế nước này đang xuống dốc trầm trọng”..
(Theo CNN)