(Tổ Quốc) - Tổng thống Donald Trump và các nhà lãnh đạo các nước sẽ có các trao đổi xung quanh các vấn đề mấu chốt tại thượng đỉnh G7.
Các thảo luận giữa các nhà lãnh đạo Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ sẽ tập trung vào các vấn đề kinh tế toàn cầu, nội chiến Syria và cuộc chiến chống lại lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo ISIS.
Các nhà lãnh đạo các nước sẽ có các trao đổi xung quanh các vấn đề mấu chốt tại thượng đỉnh G7. Ảnh:Reuters |
Nga – nhân vật chủ chốt
Nga liên tục là chủ đề chính trong các thảo luận. Các hành động của Nga toàn cầu liên tục gây thêm nhiều lo lắng từ Hội nghị thượng đỉnh G7 năm ngoái. Và các động thái của Moscow cũng là các chủ đề phức tạp tại Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay.
Nga cũng là trung tâm của các liên can trong bầu cử phương Tây, điển hình là Mỹ và Pháp gần đây, khiến việc tăng cường điều tra của các cơ quan tình báo. Việc liên can của Nga tại bầu cử Mỹ đang là chủ đề nhạy cảm tại thượng đỉnh G-7 trong bối cảnh nhiều nghi ngờ giữa Tổng thống Trump và các quan chức trong nội các Mỹ liên quan đến Nga.
Trong khi các thành viên Hội nghị thượng đỉnh G7 vẫn tiếp tục lên án và phản đối hành động can thiệp của Nga đối với thế giới thì Tổng thống Trump dường như mong muốn thúc đẩy cải thiện quan hệ hợp tác với Nga.
Các nỗ lực gần đây của Tổng thống Trump nhằm cải thiện quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ tạo thêm căng thẳng trong thượng đỉnh G-7, đặc biệt là ông Trump đã từng có chia sẻ về thông tin tình báo mật với Ngoại trưởng Nga trước đó. Các động thái này sẽ tạo thêm nhiều lo lắng về việc rò rỉ thông tin tình báo giữa Washington và các đồng minh.
Mặt khác, ông Trump cũng nhấn mạnh đến mâu thuẫn tại Ukraine và thượng đỉnh G-7 nhằm nỗ lực đàm phán giải quyết mâu thuẫn hiện tại cùng với các đối phó chống lại lực lượng khủng bố ISIS.
Bản thân Tổng thống Trump, các nỗ lực đối phó và tiêu diệt lực lượng khủng bố là mục tiêu ưu tiên hàng đầu từ khi vào Nhà Trắng. Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, ông Trump cũng đã có bài phát biểu tại Ả rập Saudi trong nỗ lực chung tay đối phó với lực lượng khủng bố IS. Ông Trump cũng kêu gọi các thành viên G7 sẽ chung tay chống lại lực lượng khủng bố IS.
“Cuộc tấn công khủng bố tại Manchester, Anh đã khiến 22 người thiệt mạng là một minh chứng cho thấy, chúng ta cần thiết phải chung tay tiêu diệt lực lượng khủng bố”, ông Trump nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trong khi các thành viên châu Âu nhất chí với các ý kiến từ Tổng thống Trump thì một vài nhà lãnh đạo cho rằng, các định hướng của ông Trump vẫn còn xa rời thực tế. Ông Trump đã từng đưa ra sắc lệnh cấm các người tị nạn và 6 quốc gia đạo Hồi vào Mỹ. Tuy nhiên, sắc lệnh này đã liên tục bị trì hoãn.
Ngày 25/5, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) Jen Stoltenberg đã hối thúc các nước thành viên tăng cường chia sẻ thông tin tình báo.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Brussels (Bỉ), ông Jen Stoltenberg khẳng định, thông tin tình báo đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với NATO và việc chia sẻ thông tin được dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa các nước thành viên. Đây là công việc mà NATO đã làm rất tốt trong thời gian qua.
“Chúng tôi vừa mới thành lập một cơ quan tình báo mới tại trụ sở đầu não để có thể phân tích, hiểu biết và chia sẻ thông tin tốt hơn giữa các thành viên”, ông cho biết. “NATO lại thông báo tiếp tục thành lập một cơ quan phản ứng tổng hợp phụ trách cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng bố.”
Nổi cộm các vấn đề “nóng”
Kinh tế toàn cầu liên tục là chủ đề nóng tại Hội nghị thượng đỉnh G7, tuy nhiên, việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ có thể khiến thị trường thương mại đảo lộn và mang đến nhiều rủi ro.
Ông Trump liên tục thúc đẩy tái đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế. Các nhà lãnh đạo khác cho rằng, ngành kinh tế sẽ không bị ảnh hưởng cho dù nước Mỹ có các định hướng mới về kinh tế - thương mại.
Các quốc gia G-7 cũng chuẩn bị cho việc rời EU của Anh và ít nhiều cũng có ảnh hưởng kinh tế thế giới.
Thêm vào đó, các nỗ lực quốc tế nhằm tiến tới kết thúc 6 năm nội chiến Syria, tuy nhiên, ít nhiều hạn chế bởi sự liên can của Nga và hậu thuẫn của Iran đối với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
Mặc dù, nhiều ý kiến cho rằng, Mỹ có thể đóng vai trò chính trong vấn đề này khi chính quyền Tổng thống Trump đã tiến hành tấn công vào Syria vào tháng trước. Tuy nhiên, điều này vẫn không chắc chắn liệu các giải pháp quân sự của chính quyền Tổng thống Trump có thể giải quyết xung đột Syria trong thời gian tới hay không?
(Theo CNN)