• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đột phá mới nào cho quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel?

Thế giới 30/12/2020 17:01

(Tổ Quốc) - Quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel được đánh giá nâng tầm ảnh hưởng trong thời gian qua.

Theo tờ Asia Times, quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đang có các bước tiến triển trong thời gian gần đây khi Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ định đặc phái viên mới tới Tel Aviv sau hai năm bỏ trống vị trí này.

Đột phá mới nào cho quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định điều này cũng không đồng nghĩa với việc kéo dài Hiệp định Abraham. Trước đó, mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã đi xuống sau cuộc biểu tình của Israel khiến hàng chục người Palestine tử vong trong xung đột biên giới Gaza vào năm 2018.

Việc triệu tập đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Israel là một cách thức tiếp cận ngoại giao mới của Ankara và điều đó được nhận định là không phải quá đáng chú ý. Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel không chỉ tiếp tục trong lĩnh vực thương mại mà còn ở các thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã nói trên truyền thông việc Ankara đang nỗ lực tìm kiếm quan hệ tốt hơn với Israel nhưng cũng chỉ trích các hành động của Israel với Palestine.

"Chúng tôi muốn thúc đẩy quan hệ tốt đẹp hơn. Chính sách Palestine nằm trong lằn ranh đỏ của chúng tôi và điều đó không thể bắt chúng tôi chấp nhận theo cách của Israel. Các hành động thái quá là không thể chấp nhận. Vấn đề chính hiện tại là vì mục tiêu chung. Nếu không có các vấn đề luôn đặt ở vị trí ưu tiên thì quan hệ giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đã khác. Mối quan hệ giữa Ankara và Israel không thể bị ảnh hưởng chỉ vì các vấn đề liên quan đến thông tin tình báo. Quan hệ giữa hai nước vẫn tiếp tục", Tổng thống Erdogan khẳng định.

Điều đó có nghĩa Ankara xem việc quay trở lại ngoại giao toàn diện với các quốc gia trong khu vực là tín hiệu thuận lợi bất chấp các thách thức phải đối mặt.

Rõ ràng, đây không phải là một động thái nhằm thay đổi định hướng chính sách trong khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ mà thay vào đó nhằm mục đích tối đa hóa chính sách. Điều đó đồng nghĩa với việc không hề nghi ngờ về khả năng Tổng thống Erdogan sẽ quay lại ủng hộ Palestine hoặc có thể từ bỏ sự ủng hộ của Ankara đối với Hamas.

Trong quá khứ, Tổng thống Erdogan từng tìm cách làm trung gian hòa giải giữa Hamas và Israel – vai trò mà Qatar từng đảm nhận.

Giới quan sát nhận định, Tổng thống Erdogan từng nói rằng tín hiệu "lằn ranh đỏ" trong tính toán của Thổ Nhĩ Kỳ về Israel sẽ tiếp tục cho dù ông Erdogan thúc đẩy lại quan hệ với nước này. Xét một cách công bằng, quan hệ cải thiện giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là động thái ngoại giao một phía từ Ankara. Các tín hiệu tư duy mới ở Ankara nói đúng hơn là "sự điều chỉnh của chính sách". Vì vậy, ông Erdogan đã làm dịu đi các căng thẳng với các đối tác châu Âu và EU đã đáp lại.

Trong khi đó, mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga vẫn duy trì mức độ thân thiết và gần gũi ở cấp độ làm việc, đặc biệt nhất là mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo trong bối cảnh Ankara vẫn theo đuổi lợi ích trong nền tảng chung khu vực – vị trí mà hai nước có thể không tránh được các va chạm lợi ích. Điều đó cũng đủ hiểu bất kỳ sự khác biệt nào cũng không thể trở thành tranh chấp.

Thêm vào đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ ra mối quan tâm đến việc hàn gắn quan hệ với Saudi Arabia. Ankara đã tạm dừng các hoạt động ở Libya hay miền bắc Syria. Trên hết, Thổ Nhĩ Kỳ có lên án các lệnh trừng phạt gần đây của Mỹ nhưng lại kiềm chế các phản ứng mạnh mẽ. Ankara chỉ dừng lại ở việc yêu cầu phía Washington xem xét lại và thái độ chờ phản ứng quá trình chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng trong thời gian tới, Asia Times nhận định.

Tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ Daily Sabah đã viết: "Ankara vẫn muốn là một phần của liên minh phương Tây trong khi tiếp tục duy trì quan hệ tốt với Nga và các nước Trung Đông. Đây là một chính sách đối ngoại đa cực của Thổ Nhĩ Kỳ. Chính sách này không chỉ có lợi cho Ankara mà còn cho Mỹ và châu Âu kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí chiến lược và đóng vai trò quan trọng giữa Trung Đông và phương Tây".

Tổng thống Erdogan gần đây cũng đã hứa hẹn đã thực hiện cải cách kinh tế đất nước, đánh dấu tín hiệu chính sách ưu tiên tập trung giải quyết các vấn đề trong nước. Vì vậy, Tổng thống Erdogan đã hứa hẹn một loạt các cải cách tư pháp và kinh tế vào tháng trước.

"Chúng tôi hi vọng sẽ khắc phục các rắc rối về kinh tế và dịch bệnh càng sớm càng tốt. Bằng việc đẩy nhanh các cải cách cơ cấu, chúng tôi quyết tâm hình thành một hệ thống dựa trên sản xuất và việc làm", ông Erdogan nhấn mạnh.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ