• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Du học sinh trước nguy cơ bị trục xuất khỏi Mỹ: Muôn kiểu trải lòng sinh viên Trung Quốc

Thế giới 08/07/2020 11:06

(Tổ Quốc) - Các sinh viên quốc tế sẽ không được cấp visa nếu trường học tại Mỹ quyết đinh học trực tuyến hoàn toàn.

Theo đó, du học sinh phải tìm một chương trình tương đương học trên lớp mới có thể tiếp tục ở lại Mỹ.

Du học sinh trước nguy cơ bị trục xuất khỏi Mỹ: Muôn kiểu trải lòng sinh viên Trung Quốc  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images/AFP

Theo trang SCMP, Huang Liqin, một sinh viên Trung Quốc học tại Mỹ đang lao đao trước quy định mới của Mỹ. Huang đang học trong một chương trình du học ở Minnesota nhưng lại chuyển đến California khi trường học đóng cửa vào tháng Ba vì dịch bệnh. Huang có kế hoạch tham gia học trực tuyến trong kỳ học vào mùa thu và chuyển sang lớp học trực tiếp vào mùa xuân nếu dịch bệnh giảm. Tuy nhiên, chính sách mới của chính phủ Mỹ đồng nghĩa với việc sinh viên này phải sớm tìm một lớp học khách thay thế nếu không, anh ta sẽ phải rời khỏi Mỹ.

Huang là một trong số nhiều sinh viên có kế hoạch học tại Mỹ đối mặt với rủi ro từ quyết định của chính phủ nước này ngăn cấm sinh viên nước ngoài ở lại hoặc đến các khu vực khác nếu họ đang học tại các trường đại học Mỹ nhưng lại áp dụng phương pháp học trực tuyến.

Cục Hải quan và nhập cảnh Mỹ thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ (ICE) sẽ không cấp visa đối với các sinh viên đang học tại các trường học hay các chương trình của Mỹ nếu trường áp dụng dạy và học trực tuyến trong học kỳ vào mùa xuân tới đồng thời sẽ không cho phép những sinh viên này vào Mỹ", ICE cho biết.

"Những sinh viên hiện đang theo học chương trình như vậy sẽ phải rời khỏi Mỹ hoặc tìm các biện pháp khác thay thế, chẳng hạn chuyến đến các trường có dạy trực tiếp tại lớp học để duy trì tính hợp pháp theo quy định", Bộ An ninh nội địa Mỹ nhấn mạnh.

Theo trang SCMP, Huang là một trong số 370.000 sinh viên Trung Quốc hiện đang học tại Mỹ mỗi năm nói rằng anh chưa hề nhận được phản hồi từ trường đại học đang theo học và khả năng sẽ phải tìm một trường đại học khác thay thế.

"Lựa chọn rất hạn chế. Tôi liên tục phải luẩn quẩn tìm các trường đại học chưa đóng cửa để chuyển tiếp", Huang nói.

Lily một sinh viên Đại học ở California nói rằng nếu trường đại học của cô vẫn duy trì hình thức học trực tuyến thì cô sẽ trở về Trung Quốc.

"Nếu chính sách có hiệu lực, tôi phải rời Mỹ trước giữa tháng Tám khi trường đại học mở cửa trở lại", cô nói đồng thời nói rằng việc mua vé máy bay trở về cũng là điều không hề dễ dàng.

Trường đại học của cô cảnh báo đối với các sinh viên nước ngoài rằng họ không học ở Mỹ nửa năm và họ cần phải xin lại visa.

"Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc chưa mở cửa và tôi không biết liệu tôi có thể được cấp visa mới hay không", Li nói.

Lily Li cho biết cô có thể chuyển đến một trường học cộng đồng trong thời gian ngắn trong khi chờ đợi.

Qian Jianan, một nghiên cứu sinh tại Đại học Nam California cho biết cô vẫn an toàn đến hiện tại bởi vì có lớp nghiên cứu trực tiếp và gặp gỡ giáo sư thường xuyên. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu sinh vẫn cần phải thời gian lâu dài nên khả năng có bị ảnh hưởng hay không còn phải tùy thuộc vào diễn biến dịch bệnh.

Qian nói rằng cô sẽ phải đợi cho đến khi trường thông báo về vấn đề này và đưa ra quyết định nên về hay ở lại.

Claire – một sinh viên Trung Quốc chuẩn bị thủ tục cho quá trình học tại Đại học Havard cũng đang trải qua giai đoạn khó khăn cho kế hoạch đến Mỹ dự kiến vào tháng Tám. Tuy nhiên, kế hoạch buộc phải trì hoãn vì trường đang chuyển chương trình sang học trực tuyến.

"Tôi sẽ ở lại Bắc Kinh và học trực tuyến. Tuy nhiên, học ở Bắc Kinh có nghĩa tôi phải nỗ lực rất nhiều cho hoạt động của trường vì học từ xa", Claire nói đồng thời cho rằng trải nghiệm cuộc sống học ở nước ngoài đang là mong ước của cô để giao lưu với bạn bè toàn cầu.

Trong một lá thư, Chủ tịch Đại học Havard Lawrence Bacow nói rằng trường đại học bày tỏ lo ngại sâu sắc về hướng dẫn mới và cho biết sẽ đưa ra cách tiếp cận thẳng thắn đối với các vấn đề phức tạp.

"Chúng tôi sẽ làm việc với các trường đại học khác ở Mỹ để đưa ra lộ trình đúng. Chúng tôi phải làm tất cả khả năng có thể để đảm bảo rằng các sinh viên có thể tiếp tục nghiên cứu mà không lo lắng việc phải về nước trong suốt năm học, làm ngắt quãng chương trình nghiên cứu và ảnh hưởng đến quá trình học tập", ông Bacow nói thêm.

Các trường đại học khác của Mỹ cho biết họ sẽ xem xét vấn đề và đưa ra kế hoạch.

Kim Wang, một nhà tư vấn tại cơ quan nghiên cứu nước ngoài của Thượng Hải – Timespin cho biết đã có các thay đổi trong năm ngoái đối với sinh viên học tại Mỹ, phần lớn là do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại và kế hoạch của Tổng thống Trump về việc hạn chế cơ hội việc làm đối với sinh viên quốc tế sau đại học Mỹ.

Theo trang SCMP, Canada hiện là điểm đến giáo dục được cân nhắc nhất bởi vì hệ thống đại học và trường học tốt tương đương với Mỹ.

"Vẫn còn nhiều gia đình Trung Quốc muốn gửi con cái du học tại Mỹ. Họ nói rằng, mặc dù các đại học Mỹ có học phí đắt nhất và yêu cầu nhiều hình thức kiểm tra nhưng giáo dục Mỹ vẫn được đánh giá tốt nhất trên thế giới", ông Kim nói thêm.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ