• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Dù muốn, châu Âu cũng chưa thể xa rời Trung Quốc

Thế giới 17/06/2020 15:26

(Tổ Quốc) - Đại dịch Covid-19 đã dấy lên một cuộc đối thoại toàn cầu khó khăn về việc liệu các nước phương Tây có nên suy nghĩ lại về mối quan hệ của họ với Trung Quốc.

Điều này đang diễn ra rất rõ ràng trong Liên minh châu Âu EU, nơi vài năm qua đã hướng đến sự gắn kết và hợp tác lớn hơn với Bắc Kinh, với mục tiêu cuối cùng là đầu tư hai chiều mượt mà hơn và tiếp cận các thị trường quan trọng của nhau.

Có thể thấy việc xét lại quan hệ EU - Trung Quốc không phải là đơn giản. Bất chấp động thái của khối này đối với Trung Quốc, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương (giữa Mỹ và châu Âu) là nền tảng của trật tự phương Tây và vẫn do Hoa Kỳ lãnh đạo. Trong khi việc châu Âu tạm dừng tín hiệu với Trung Quốc, với cái giá phải trả về mặt kinh tế, có thể được chào đón tại Washington, thì các hành động của Trung Quốc kể từ khi đại dịch bắt đầu khiến Brussels không thể đưa ra kết luận rằng đây là lúc châu Âu lạnh nhạt với Trung Quốc.

Dịch bệnh càng cho thấy vai trò của Trung Quốc

Nhiều nhân vật từ cả các nước thành viên và cơ chế chính quyền EU nói với CNN rằng tình hình dịch bệnh củng cố thực tế rằng sự kết nối với Trung Quốc là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Suy tính lúc này có thể là: các ưu tiên hiện tại của EU hướng đến phục hồi sau đại dịch, cả về kinh tế và chiến lược; trở thành một thế lực địa chính trị có sức nặng; củng cố nền kinh tế châu Âu; và là một nhà lãnh đạo thế giới về cuộc khủng hoảng khí hậu.

Dù muốn, châu Âu cũng chưa thể xa rời Trung Quốc - Ảnh 1.

EU đang ở một vị thế phức tạp trong quan hệ với Trung Quốc và đồng minh. Ảnh: Getty.

Brussels phần lớn đồng ý rằng việc mở rộng quan hệ với Trung Quốc có hiệu quả với chiến lược này. Họ tin rằng sự tham gia của Trung Quốc là điều cần thiết khi thế giới hiểu rõ virus corona và học những bài học đúng đắn từ vụ dịch. Sự giàu có và sẵn sàng đầu tư của Trung Quốc rõ ràng là một triển vọng rất hấp dẫn đối với các nền kinh tế EU đang gặp khó khăn. Nếu cuộc khủng hoảng khí hậu được kiểm soát, một nơi tốt để bắt đầu giải quyết nó chính là nơi gây ô nhiễm lớn nhất thế giới. Và bằng cách bước đi một con đường cẩn trọng giữa Mỹ và Trung Quốc, châu Âu tạo ra một vai trò duy nhất cho chính nó trên trường quốc tế, trao cho họ quyền tự chủ ngoại giao tách rời từ Washington.

Trong khi đó, dù đại dịch giành được nhiều sự quan tâm trong bối cảnh hiện tại thì vẫn còn 1 số vấn đề mà châu Âu quan ngại về Trung Quốc như Hongkong hay do thám trong lĩnh vực công nghiệp.

"Đại dịch đã là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các quốc gia thành viên đang mộng du trước hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc tháng 9, vốn bị chói lòa bởi ánh sáng của đồng tiền Trung Quốc", Steven Blockmans, người đứng đầu về chính sách đối ngoại tại Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu cho biết. "Thông tin kín ở Vũ Hán và truyền bá thông tin sai lệch đã làm suy yếu vị thế của Trung Quốc và mức độ đáng tin cậy của một đối tác đối với châu Âu".

Điều này đặt châu Âu vào vị thế khó xử. Một mặt, họ phải gắn kết với Bắc Kinh; mặt khác, phải thừa nhận rằng Trung Quốc là một đối thủ mang tính hệ thống và không thể tin cậy hoàn toàn. Chúng tôi có một mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc. Họ vừa là đối tác vừa là đối thủ", một nhà ngoại giao cấp cao của châu Âu cho biết.

Sưc ép đồng minh và chiến lược giành vị thế địa chính trị

Trong khi đó, việc thúc đẩy quản hệ với Trung Quốc cũng có nguy cơ làm phức tạp quan hệ với hai trong số các đồng minh thân cận nhất của họ trong tương lai gần: Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Vương quốc Anh đang có lập trường khá cứng rắn về vấn đề Hongkong sau khi Trung Quốc tuyên bố thực hiện luật an ninh quốc gia mới cứng rắn đối với thành phố này. Bên cạnh đó, "sẽ rất khó để EU bỏ qua các lời kêu gọi trừng phạt và phân tách của Mỹ", ông Blockmans nói. "Các chính phủ sẽ cố gắng bỏ ngoài tai điều đó cho đến khi cuộc bầu cử [Mỹ] kết thúc. Nhưng nếu chính quyền tiếp theo áp dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp như Trump đã làm với Iran, EU sẽ phải tìm cách mới để bảo vệ quyền tự chủ của mình trong các vấn đề quốc tế."

Quyền tự chủ này vẫn vô cùng quan trọng đối với EU. "EU thể hiện rõ ràng là họ không muốn trở thành một công cụ ngoại giao của Hoa Kỳ và tìm ra cách đối phó của riêng họ về quan hệ với Trung Quốc", nhà ngoại giao EU nói.

Bốn quan chức EU thừa nhận rằng họ tiếc vì đã không quyết đoán hơn với Trung Quốc. "Chúng tôi là thị trường số một trên thế giới và bây giờ chúng tôi phải sử dụng điều đó làm đòn bẩy khi giao dịch với Trung Quốc", một nhà ngoại giao EU hiểu rõ chính sách đối ngoại của Brussels giải thích.

Blockmans nghĩ rằng họ có thể tiến xa hơn và sử dụng các vấn đề như thị trường đơn lẻ béo bở của EU và các đạo luật giám sát việc tiếp cận thị trường như là đòn bẩy trong các cuộc đàm phán: "Liên minh nên mở rộng chiến lược toàn cầu và sử dụng luật pháp quốc tế và luật pháp EU một cách khéo léo hơn để bảo vệ lợi ích của mình và thúc đẩy các mục tiêu an ninh của họ đối với cả Trung Quốc và Mỹ. "

Cho đến nay, tất cả các quốc gia thành viên EU gần như đều có chung lập trường rằng sự liên kết với Trung Quốc là điều cần thiết nhưng nên chú ý nhiều hơn việc Trung Quốc là một đối thủ có hệ thống.

Nhưng việc đổ lỗi cho Trung Quốc sau đại dịch có thể gây chia rẽ liên minh và khi lập trường giữa các quốc gia thành viên bắt đầu tan rã trong những tháng tới, thì các ông lớn ở Brussels có thể thấy tham vọng của họ bị đặt lên băng ít nhất là trong một khoảng thời gian ngắn.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ