• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Duyên cớ Trung Quốc không tiết lộ thương vong trong cuộc đụng độ với Ấn Độ

Thế giới 18/06/2020 08:53

(Tổ Quốc) - Bắc Kinh muốn làm giảm căng thẳng với New Delhi trước cuộc đối thoại giữa ông Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, theo nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc.

Các nhà quan sát cho biết, quyết định của Trung Quốc về việc không tiết lộ chi tiết có bao nhiêu binh sĩ bị thương hoặc thiệt mạng trong cuộc đụng độ với quân đội Ấn Độ hôm thứ Hai có lẽ được thúc đẩy bởi mong muốn giải quyết vấn đề trước cuộc họp quan trọng với Hoa Kỳ.

Ảnh hưởng đến đối thoại Trung – Mỹ

Trong khi New Delhi cho biết 20 binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất tại khu vực biên giới với nhau trong hơn bốn thập kỷ, Bắc Kinh đã im lặng về số lượng tổn thất của quân đội nước này (PLA).

Các bản tin của Ấn Độ nêu rằng thương vong của phía Trung Quốc vào khoảng 35 đến 43 người chết và bị thương nặng. Người phát ngôn của Bộ Tư lệnh phía Tây của PLA, Đại tá Zhang Shuili cho biết hôm thứ ba rằng cuộc giao tranh ở thung lũng sông Galwan đã dẫn đến thương vong cho cả hai bên, nhưng ông từ chối giải thích thêm.

Duyên cớ Trung Quốc không tiết lộ thương vong trong cuộc đụng độ với Ấn Độ - Ảnh 1.

Lực lượng Ấn Độ tại một đường cao tốc dẫn đến Leh, biên giới với Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Tư cho biết hai nước cam kết giải quyết sự khác biệt của chúng tôi thông qua đối thoại, nhưng cũng không đề cập đến con số thương vong.

Một nguồn tin thân cận với PLA nói với tờ South China Morning Post (SCMP) rằng Bắc Kinh rất nhạy cảm về thương vong quân sự, nói rằng tất cả các con số phải được sự chấp thuận của nhà lãnh đạo cao nhất, người đứng đầu Ủy ban Quân sự Trung ương, trước khi được công bố.

Bắc Kinh cũng lo ngại về việc cuộc đụng độ này có thể bị Washington chú ý trước cuộc gặp quan trọng giữa nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Tư tại Hawaii, nguồn tin này cho biết, với điều kiện giấu tên.

Ông nói, Trung Quốc chắc chắn muốn tình hình được giảm leo thang trước cuộc họp của ông Dương và ông Pompeo. Tuy nhiên, nếu các quốc gia khác muốn tận dụng [tranh chấp biên giới này] ... thì quân đội của chúng tôi sẽ có phản ứng tương xứng".

Một nguồn tin thứ hai, cũng thân cận với PLA, cho biết Bắc Kinh đặc biệt thận trọng về cuộc đụng độ xảy ra ở thung lũng Galwan, một trong những chiến trường chính của cuộc chiến tranh Trung - Ấn năm 1962, trong đó hơn 2.000 người được cho là đã thiệt mạng

"Giống với Ấn Độ, làn sóng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc cũng đang gia tăng, khi một số nền tảng truyền thông xã hội thuộc các cơ quan chính trị quân sự cam kết bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc bằng mọi cách", người này nói.

Wang Dehua, một chuyên gia về Ấn Độ tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thành phố Thượng Hải, cho biết Bắc Kinh không muốn có một cuộc chiến với Delhi.

"Tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng ảnh hưởng đến quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan, Trung Quốc và Pakistan, và chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương [của Tổng thống Mỹ] Donald Trump", ông nói. Trung Quốc không muốn có một cuộc chiến với Ấn Độ, nhưng điều đó không có nghĩa là họ sợ đi chiến tranh. PLA được chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất".

Hai bên ra tín hiệu không sợ chiến đấu

Zhou Chenming, một chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, nhất trí với điều này, nói rằng sự leo thang gần đây trong các cuộc tập trận quân sự vùng cao của quân đội PLA là nhằm cảnh báo cho Ấn Độ rằng họ đã sẵn sàng chiến đấu.

Quân đội Ấn Độ cho biết họ sẽ không bỏ qua cho sự xâm lấn từ vì họ giờ không còn như năm 1962 nữa, ông nói. Nhưng họ có nhận ra rằng ngày nay quân đội Trung Quốc cũng không phải là lực lượng như năm 1962? Trung Quốc đã có thể đánh bại Ấn Độ và có thể làm như vậy một lần nữa".

Sun Shihai, một chuyên gia về các vấn đề Ấn Độ tại Đại học Tứ Xuyên, cho biết ông tin rằng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ sẵn sàng hợp tác với ông Tập để giảm căng thẳng khi ông ấy hiểu được tầm quan trọng của hòa bình đối với đất nước phát triển kinh tế lâu dài.

Một số chính trị gia Ấn Độ có thể ủng hộ chủ nghĩa đơn phương, nhưng các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh và New Delhi hiểu rằng một khi họ tham chiến, không một cường quốc toàn cầu nào có thể giúp đỡ, giống như vào năm 1962, ông nói.

Rajeev Ranjan Chaturvedy, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Delhi, cho biết các cuộc đụng độ vào thứ Hai sẽ làm tăng thêm sự ngờ vực giữa hai bên, và trong khi không có thương vong về bất kỳ vụ nổ súng nào, được biết là hai bên dùng gậy và đá để đối phó với nhau, thì sự hiện diện quân sự gia tăng là đáng lo ngại.

"[Cuộc đối đầu] xảy ra sau khi các quan chức đã đạt được một số nhận thức chung về việc giảm căng thẳng, nhưng các hoạt động lấy đất và thể hiện sự cứng rắn của Trung Quốc rất nguy hiểm cho sự ổn định khu vực", ông nói. "Sự cố đáng tiếc này đã gây áp lực lớn lên giới lãnh đạo [Ấn Độ] về việc giảm leo thang tình hình với cơ hội sớm nhất".

Mặc dù năm nay là năm kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã gia tăng đều đặn kể từ khi cuộc đối đầu hai tháng của họ ở Doklam diễn ra vào năm 2017, dẫn đến cả hai nước tăng cường phòng thủ biên giới.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ