(Tổ Quốc) - Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Flynn ra đi, liệu có phải là yếu tố bất lợi cho quan hệ Nga-Mỹ trong thời gian tới?
Yếu tố bất lợi đối với Nga?
Chính quyền Putin đã từng ăn mừng trong chiến thắng của Trump tại bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, quan hệ của Moscow và Washington có phần lo lắng sau khi cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Flynn chính thức từ chức.
Điện Kremlin vẫn tin tưởng rằng mối quan hệ hữu nghị giữa hai bên vẫn được cho là khả thi, mặc dù chặng đường sẽ dài hơn so với suy nghĩ ban đầu. Nhiều khả năng rằng Nga đã từng kỳ vọng, Tổng thống Vladimir Putin sẽ chiến thắng trong nhiệm kỳ Tổng thống năm sau, lệnh trừng phạt của Phương Tây đối với Nga sẽ xóa bỏ, đưa Moscow vượt qua khủng hoảng và an toàn.
Hiện tại Nga đang có kế hoạch hợp tác cùng với Chính quyền Trump, thúc đẩy quan hệ gắn kết và cải thiện tình hình bởi Nga-Mỹ đã từng rất căng thẳng dưới chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama.
Ông Michael Flynn đã có mối quan hệ “rất thân” với các quan chức Nga. Việc từ chức của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ sẽ mang lại nhiều khó khăn cho Moscow trong mong muốn tái thiết lập với Washington và cần thiết để tìm hướng đi mới cho cả hai bên vì lợi ích chung.
Năm 2015, ông Flynn đã từng ăn tối với Tổng thống Putin và ủng hộ Washington trong thỏa thuận hợp tác cùng Nga trên mặt trận chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS). Bởi cáo buộc liên quan đến các thỏa thuận “cá nhân” với Đại sứ Nga về lệnh trừng phạt đối với Nga trước khi ông Trump nhậm chức, ông Flynn đã phải từ chức.
Chính quyền Mỹ cho hay, ông Flynn đã từng ám chỉ rằng, các lệnh trừng phạt “sẽ không áp đặt đối với một chính quyền” khi Nga và Mỹ đã nỗ lực cải thiên quan hệ tốt nhất.
“Không giống như các quan chức cấp cao khác của Mỹ, ông Flynn đã có nhiều cuộc trò chuyện riêng. Ông Trump dường như chưa nắm bắt được điều này hoặc đang đi vào ngõ cụt và cũng có thể yếu tố Nga có ảnh hưởng mạnh trong chính quyền mới”, Konstantin Kosachev, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Nga nói.
Các nhà chính trị Nga khác gợi ý rằng, việc ông Flynn từ chức sẽ bất lợi cho Nga. Tuy nhiên, Điện Kremlin xác nhận rằng, sẽ không có ảnh hưởng gì trong quan hệ Nga-Mỹ, mà chỉ nằm trong vấn đề nội bộ Mỹ mà thôi. Ông Trump đã bộc lộ mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Nga-Mỹ nhằm chống lại IS và quan hệ hai nước sẽ nâng lên tầm cao mới trong thời gian tới.
Ông Trump đã có điện đàm với ông Putin vào 28/1, tuy nhiên cuộc nói chuyện đã không suôn sẻ khi các nghi vấn của Trump qua Hiệp định New Start. Nga và Mỹ sẽ phải giảm số đầu đạn hạt nhân chiến lược của mỗi nước xuống dưới 1.550 trước tháng 2/2018- mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ngoài ra, Hiệp ước này cũng hạn chế việc 2 nước điều động các tên lửa trên mặt đất và ở các tàu ngầm cũng như các máy bay ném bom hạt nhân trong trường hợp xảy ra căng thẳng về quân sự. Ông Trump cho rằng, hiệp ước này có lợi cho Nga nhiều hơn Mỹ.
Phản ứng điều này, Điện Kremlin đang mong muốn tiến tới cuộc gặp gỡ chính thức giữa hai bên trong thời gian sớm nhất.
Cuộc gặp đầu tiên giữa Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ vào cuối tuần này. Đây sẽ là cơ hội cho Kremlin năm bắt được phần nào suy nghĩ của Washington và thúc đẩy những bước đi tiếp theo cho quan hệ hai nước.
Nỗ lực nào cho Nga-Mỹ trong thời gian tới?
Vào hôm qua 14/2, phát ngôn viên của Putin Dmitry Peskov đã nói rằng: “Tôi chưa thể xác nhận chính thức thời gian và địa điểm Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Nga Putin sẽ gặp mặt Tuy nhiên, hai bên sẽ nỗ lực thúc đẩy cuộc gặp sớm như có thể để đưa ra định hướng quan hệ của Nga-Mỹ trong thời gian tới.
Các quan chức Nga tỏ ra hoài nghi rằng, ông Trump chưa thực sự “kiện toàn” bộ máy lãnh đạo và khiến Nga “hụt hẫng” trong hoạt động ngoại giao với Mỹ.
Tuần trước, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Nga Maria Zakharova đã nói với báo chí rằng: “Để thúc đẩy hợp tác và định thướng tiếp theo, bạn cần thiết phải có đối phương”.
Moscow dường như đang phải “chậm lại’ trong nỗ lực thúc đẩy hợp tác hữu nghị với Washington. Điều này phần nào làm chậm lại quá trình xóa bỏ lệnh trừng phạt mà Nga đang muốn triển khai.
Đối lập với quan điểm từ Kremlin, các thượng nghị sỹ Mỹ lại bộc lộ mong muốn xây dựng Hiến pháp mà Quốc hội có quyền phê chuẩn các sắc lệnh liên quan đến các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Sergei Kislyak, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc đã nói trên truyền hình tuần trước rằng, Moscow đã ý thức được các khó khăn sẽ phải đối mặt bởi nhiều mâu thuẫn trong nội bộ Mỹ về vấn đề của Nga.
“Phải chăng việc thiếu sự đồng thuận trong nội bộ nước Mỹ đang tạo nên các rào cản trong quan hệ song phương của hai nước? Điều đó là thực tế khách quan”, ông Kislyak nhấn mạnh
Moscow đã từng hi vọng, ông Trump có thể xóa bỏ các rào cản cho Nga dưới thời cựu Tổng thống Obama về vấn đề trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga ra khỏi Mỹ vì liên quan đến vụ tấn công mạng trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ vừa qua.Phản ứng với tình hình khi đó, ông Trump đã “tán dương” Putin khi không có hành động đáp trả nhằm xoa dịu vấn đề.
Nhưng cho đến hiện tại, khi đã nắm chính quyền, ông Trump vẫn chưa có một biện pháp tiến triển trong quan hệ Nga-Mỹ. Một trong các điểm thụt lùi nhất đối với Moscow là vấn đề Ukraine khi giáp mặt căng thẳng với lực lượng quân đội chính phủ.
Trước các vấn đề leo thang mà hai bên liên tục đổ lỗi cho nhau, chính quyền Trump đã từng gợi mở các cân nhắc trong các lệnh trừng phạt với Nga.
Tân đại sứ LHQ Nikki Haley cũng liên tục quy tội cho Nga và cho rằng, các lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến vấn đề Ukraine sẽ không xóa bỏ cho đến khi Moscow trả lại Crimea cho Ukraine. Và Nga lại đáp trả: “Điều đó không bao giờ xảy ra”.
Việc từ chức của Flynn là làm cho Nga “đau hơn”.
Theo Ilya Yashin, một nhà hoạt động đối lập, “Ông Flynn là chìa khóa trong các thỏa thuận lớn giữa Nga và Mỹ. Không ai trong chính quyền Trump dám thỏa thuận các lệnh trừng phạt liên quan đến Nga như Flynn.”
(Theo reuters)