(Tổ Quốc) - Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và các cố vấn cứng rắn của ông chỉ ra Bắc Kinh và Moscow là những đối thủ lớn nhất của mình một năm trước, họ có thể không lường trước được một liên minh đang phát triển giữa hai nước này.
Trong chuyến thăm Nga tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và "người bạn thân nhất" kiêm người đồng cấp Vladimir Putin đã mở ra một kỷ nguyên mới cho mối quan hệ song phương.
Kỉ nguyên mới Trung – Nga
Theo các nhà cựu ngoại giao và các nhà phân tích, sự gắn kết giữa hai bên không chỉ đến từ sự tức giận trước chính sách ngoại giao hiện tại của ông Trump mà còn là ẩn tình về chiến lược địa lí đối với sự thay đổi trật tự chính trị và kinh tế toàn cầu.
Chuyến thăm ba ngày của ông Tập - chuyến thăm chính thức thứ tám của ông tới Nga kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012 diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về thương mại và công nghệ.
Hai nhà lãnh đạo Nga - Trung sau cuộc họp báo chung thứ 4 vừa qua. (Nguồn: EPE-EFE)
Ma Zhenang, cựu đại sứ Trung Quốc tại Anh nói: "Năm nay kỉ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao của chúng tôi và mối quan hệ của Trung Quốc với Nga đang sâu sắc hơn tại thời điểm có sự thay đổi sâu sắc trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu".
Steve Tsang, giám đốc Viện SOAS Trung Quốc tại Đại học London, cũng cho biết những nỗ lực của Trung Quốc để tiến gần hơn tới Nga đang nhấn mạnh những thay đổi trong quan hệ của họ với Mỹ.
"Bối cảnh đã thay đổi. Sự khởi động lại của cuộc chiến thương mại, các biện pháp của Hoa Kỳ chống lại Huawei cũng như các phản ứng của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc và Hoa Kỳ đang bước vào một quá trình chia tách, không chỉ trong mối quan hệ kinh tế mà còn cả về tổng thể", chuyên gia Tsang nói.
Trong một loạt các cuộc gặp với ông Putin ở Moscow và St Petersburg, Chủ tịch Tập liên tục nói rằng cả hai nước đứng trước một bước ngoặt lịch sử trong việc theo đuổi sự phát triển và trẻ hóa quốc gia.
Ngoài việc liệt kê 16 lĩnh vực tiềm năng cho sự hợp tác trong tương lai - từ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh đến các cuộc thám hiểm không gian và Bắc cực chung - gần một nửa tài liệu 10.000 từ tập trung vào cách tiếp cận chung của họ đối với các vấn đề và khủng hoảng quốc tế như Iran, Syria và Triều Tiên .
Trong một tuyên bố chung thứ hai về việc chống lại các mối đe dọa và thách thức đối với an ninh quốc tế, Mỹ được nêu tên trực tiếp khoảng 10 lần.
Họ chỉ trích quyết định của Washington rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), một hiệp ước kiểm soát vũ khí thời Chiến tranh Lạnh, nói rằng điều đó sẽ phá hoại sự ổn định chiến lược.
Ông Tập và ông Putin cũng nêu ra quan ngại về mối đe dọa ngày càng tăng của một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian, kêu gọi một thỏa thuận quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý cấm đưa vũ khí trên quỹ đạo.
"Một lệnh cấm triển khai mọi vũ khí nào trong không gian sẽ ngăn chặn mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh toàn cầu", tuyên bố của hai nhà lãnh đạo cho biết.
Shi Ze, cựu nhà ngoại giao Trung Quốc tại Nga và là thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc tại Bắc Kinh, cho biết các tuyên bố đã tạo ra âm vang cho mối quan hệ song phương trong những năm tới – giữa bối cảnh mối quan hệ của Washington xấu đi với cả Trung Quốc và Nga.
Tuyên bố có những từ ngữ mạnh mẽ đề cập đến Mỹ là khá hiếm hoi và cho thấy sự khẩn cấp để Bắc Kinh bắt tay với Moscow về các vấn đề toàn cầu được coi là lợi ích quốc gia cốt lõi của họ, ông nói.
Cấu trúc sức mạnh thế giới biến động
Mối quan hệ của Nga với Mỹ đang ở mức thấp khi ông Putin đang lo ngại về các lệnh trừng phạt từ Mỹ và các đồng minh về cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cuộc chiến ở Syria và cáo buộc Kremlin đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Theo Stallard-Blanchette, đối với ông Putin, với việc Nga vẫn phải chịu các lệnh trừng phạt quốc tế và phải tìm cách tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đại diện cho một thị trường tiềm năng sinh lợi đối với tài nguyên năng lượng của đất nước.
Các nhà phân tích lưu ý rằng chuyến thăm của ông Tâp trùng với các buổi lễ đánh dấu 75 năm ngày đổ bộ D-Day ở Normandy - có sự tham dự của ông Trump và các nhà lãnh đạo khác của các nước phương Tây lớn.
"Có một biểu tượng tuyệt vời giữa thực tế là hai đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ 2 của Mỹ, không có họ sẽ không có chiến thắng, không chỉ vắng mặt trong lễ kỷ niệm D-Day ở châu Âu mà thay vào đó, còn nâng quan hệ của họ lên mức cao nhất có thể để đối phó với Mỹ, Gal Luft, đồng giám đốc của Viện phân tích an ninh toàn cầu có trụ sở tại Washington nói. "Nếu bất cứ ai cần một lời nhắc nhở rằng cấu trúc sức mạnh của thế giới đã được chuyển đổi, thì ngày 5 tháng 6 năm 2019 là một điều như vậy".
Luft cũng cho biết ông Trump đã đẩy Bắc Kinh và Moscow lại gần nhau, đề cập đến Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2017 đã nhắc tới Mỹ và Trung Quốc là hai "cường quốc xét lại". Càng thúc đẩy sự bất bình và lo ngại thì ông ấy đang đẩy Nga và Trung Quốc vào vòng tay của nhau thay vì tìm cách ngăn cách họ. Điều này sẽ diễn biến như một sai lầm chiến lược tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ".
Sự liên kết thuận tiện?
Nhưng bất chấp mối quan hệ mạnh mẽ hơn, không nhiều nhà phân tích tin rằng Trung Quốc và Nga sẽ có thể tạo nên một liên minh có ý nghĩa chống lại Mỹ.
Fraser Cameron, cựu nhà ngoại giao người Anh và cố vấn của Ủy ban châu Âu và giám đốc của Trung tâm EU-Châu Á, đã mô tả đây chỉ là một sự gắn vẫn nghi ngại về Sáng kiến vành đai và con đường của Trung Quốc, bao gồm cả các dự án ở Trung Á- nơi Nga coi là một khu vực ảnh hưởng của mình.
"[Và] Trung Quốc thì coi nhẹ Nga vì hiệu quả kinh tế kém. Ai muốn mua một chiếc xe hơi hoặc máy tính của Nga?", Cameron bày tỏ.
Còn Yun Sun – một chuyên gia trong Chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson nói, mối quan hệ này mang tính liên kết hơn là một liên minh, vì Bắc Kinh không muốn bị tiếp tục đi sâu xuống.
Chuyên gia Ma cho biết, ưu tiên ngoại giao của Trung Quốc là ngăn chặn quan hệ với Mỹ xấu đi. "Trung Quốc sẽ không trở thành đồng minh của Moscow hoặc bắt tay với Nga trong một liên minh chống Mỹ. Bất chấp tất cả những bất bình, chúng tôi không có ý định thách thức vai trò của Hoa Kỳ, ông nói.