(Tổ Quốc) - Bằng việc duy trì vị trí tại Syria, Iran vẫn tỏ ra bền bỉ trước các trừng phạt và sức ép ngoại giao. Tuy nhiên, cái giá phải trả được cho là quá cao và Tehran đang hướng đến Nga nhằm phá vỡ sự bao vây tứ phía.
Mỹ không ra khỏi Syria
Trong khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khoảng trống trong lịch trình của Tổng thống Nga Vladimir Putin thì Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc gặp với lãnh đạo đồng cấp Nga không ít hơn 3 lần trong tháng. Cuộc gặp cuối cùng vào ngày 19/11 diễn ra vào thời điểm hai nước khánh thành đường ống khí đốt kết nối giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Putin.
Tuy nhiên, mối liên quan chiến lược giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ liên quan đến xuất khẩu khí đốt. Cả hai đã từng có các trao đổi về giải pháp khủng hoảng tại Syria, cùng với Iran nhằm kiểm soát các khu vực an toàn cho đất nước nhiều năm xảy ra nội chiến. Thêm vào đó, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cùng có nhiều bất đồng với Mỹ về tương lai của Syria kể từ khi Washington ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và vị trí của Iran tại Syria.
Vị trí của Moscow đã được thiết lập vào tháng 8 năm ngoái khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố tất cả các lực lượng nước ngoài không được mời tới Syria bởi chính quyền Tổng thống Assad phải rời khỏi đất nước ngay sau khi tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố IS.
Iran và Nga là hai quốc gia, tất nhiên, trong danh sách được mời của chính quyền Syria, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ lại nằm ngoài danh sách. Trong khi Nga đòi hỏi Mỹ phải ra khỏi Syria thì điều đó thể hiện sự linh hoạt đáng kể đối với sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã chinh phục một phần của vùng đất người Kurd ở phía Tây Syria.
Mỹ không có bất kỳ chiến lược thay thế nào để giải quyết chiến tranh tại Syria hoặc đối phó với sự hiện diện của Iran ở đó. Theo đặc phái viên mới của Mỹ về vấn đề Syria, ông James Jeffrey, Mỹ hiểu được các lợi ích của Nga tại Syria, bao gồm căn cứ quân sự và chính phủ thân thiện ở Damascus. Đối với lực lượng Iran, câu chuyện lại trở nên phức tạp hơn.
Vào tháng Tư, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho rằng, ông muốn đưa quân đội Mỹ tại Syria về nhà sau thành công của cuộc chiến chống khủng bố IS. Ông Trump không còn yêu cầu Tổng thống Assad rời khỏi quyền lực , tuy nhiên vẫn khẳng định muốn lực lượng Iran rời khỏi Syria. Từ sau khi chính sách Mỹ thay đổi. Vào tháng Chín, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho biết: "Chúng tôi không muốn rời đi cho tới khi nào lực lượng Iran ra khỏi biên giới".
Nếu chính quyền Mỹ sử dụng cuộc chiến chống khủng bố là cái cớ để ở lại Syria thì chính quyền Tổng thống Trump lại nhắc nhiều đến nhu cầu ổn định, giải pháp hòa bình và sự rời khỏi của Iran. Điều đó không rõ ràng, nếu Quốc hội chấp nhận lập trường của Tổng thống Trump thì tính ổn định tại Syria là điều không thể tách khỏi trong cuộc chiến chống khủng bố.
Có phải quân đội Mỹ muốn đẩy Iran ra khỏi Syria? Ông Jeffrey cho rằng, việc đưa Iran ra khỏi Syria cần phải thực hiện cả biện pháp ngoại giao và sức ép trong khi Thủ tướng Netanyahu khẳng định trong tuần này, Mỹ một mình không có khả năng để khiến Iran rời đi.
Vai trò của Nga trong tình huống này?
Trong bối cảnh sức ép của Nga nhằm vào Israel, câu hỏi đặt ra là liệu Israel có thể dùng các biện pháp quân sự để đẩy Iran ra khỏi Syria. Chính quyền Mỹ hi vọng các trừng phạt kinh tế sẽ khiến Iran ra khỏi Syria. Tuy nhiên, nếu có một mục tiêu chiến lược được đặt ra thì sự hiện diện của bính lính tại Syria chỉ để nhằm đuổi Iran ra khỏi Syria.
Một sức ép khác nhằm vào Iran là Nga. Khác với Mỹ, giới quan sát cho rằng, Kremlin không vội vàng gây áp lực với Iran mà chỉ đơn giản Nga sử dụng như một con chíp thương lượng đối phó với Mỹ. Bên cạnh đó, điều đó cũng không chắc chắn Iran sẽ tuân thủ mọi thứ.
Trong khi đó, Iran đang bận tâm với việc tìm kiếm cách thoát khỏi vòng vây trừng phạt cùng với các vấn đề Syria đang trở nên nóng lên hơn bao giờ hết. Các hứa hẹn của liên minh châu Âu về việc vận hành một cơ chế tài chính vượt qua các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt trong tuần qua vẫn chưa thể thông qua. Kế hoạch đang phụ thuộc vào các khoản chi tiêu không sử dụng đồng đôla và các thỏa thuận chi trả bằng đồng euro hay bằng đồng Iran vẫn chưa thể chính xác.
Tuy nhiên, các ngân hàng châu Âu không vội vã trả lời các cuộc gọi của chính phủ Iran bởi lo sợ đòn trừng phạt nặng tay từ Mỹ.
Thứ trưởng ngoại giao Iran Abbas Araghchi cáo buộc châu Âu không thể thiết lập cơ chế này và cho rằng các quốc gia châu Âu đang hợp tác với chính quyền Mỹ mặc dù Washington đã ra khỏi thỏa thuận hạt nhân.
Các quan chức cấp cao Iran tiếp tục đưa ra tuyên bố rằng Tehran có thể vượt qua trừng phạt và chính quyền nước này đã sẵn sàng chuẩn bị để đối phó với các khó khăn kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay, không có kế hoạch nào phản ánh chiến lược nghiêm trọng này. Kinh tế Iran vẫn tiếp tục lao đao cùng với sự mất giá của đồng rial.
Tính cần thiết để đảm bảo số phận trong sức ép ngoại giao và trừng phạt của Mỹ là ảnh hưởng của Iran tại Syria và Yemen.
Để giải phóng khỏi vòng vây, giới quan sát cho rằng, Iran phải nhờ đến Nga để thiếp lập cho tiến trình hòa bình Syria.
Tuần tới, các nhà lãnh đạo Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ gặp nhau lần thứ 11 tại Astana, thủ đô của Kazakhstan, để thảo luận về việc tiếp tục quá trình ngoại giao. Có lẽ tại buổi họp mặt này sẽ được tổ chức trong hoàn cảnh quốc tế mới, tìm kiếm được một giải pháp chung về cuộc chiến tranh kéo dài 8 năm qua tại Syria.