(Tổ Quốc) - Giao dịch tại Vân Đồn và Bắc Vân Phong gần như bị đóng băng hoàn toàn, gần như không có giao dịch nào được thực hiện kể từ khi có quyết định. Trong khi đó, thị trường bất động sản Phú Quốc thì bị ảnh hưởng ít hơn.
- 15.05.2018 Giá đất nơi sắp thành đặc khu tăng từ 100-200%, Thủ tướng giao trách nhiệm cho các Chủ tịch
- 24.05.2018 Giải phóng mặt bằng tại đặc khu: ĐBQH đề nghị bảo đảm điều kiện tốt nhất cho dân
- 03.06.2018 Có tình trạng TƯ không kiểm soát được việc sử dụng đất thực hiện dự án tại vị trí xung yếu
- 05.06.2018 Sốt đất ở 3 đặc khu “Không cẩn thận sẽ mất cán bộ”
- 05.06.2018 “Nếu ĐB thấy ở đâu có người nước ngoài mua đất thì báo cho Bộ Tài nguyên”
- 07.06.2018 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Tinh thần của một dân tộc yêu nước như vậy, chúng ta không lo mất nước”
- 10.06.2018 Lùi luật đặc khu: Lắng nghe tiếng lòng dân
Chiều ngày 11/7, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đã tổ chức công bố Báo cáo thị trường giao dịch bất động sản Việt Nam trong quý II và 6 tháng đầu năm 2018.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Donaland.com) |
Theo thống kê, trong quý II/2018, lượng sản phẩm BĐS nhà ở mở bán tại Hà Nội là 9.902 sản phẩm, bao gồm 8.863 căn hộ chung cư và 1.039 căn biệt thự, liền kề, nhà phố. Trong đó, lượng căn hộ chung cư mở bán chiếm đa số vẫn là căn hộ có mức giá bình dân (chiếm 58,1%), tiếp đó là căn hộ cao cấp chiếm 23,5% và cuối cùng là căn hộ trung cấp chiếm 18,4% tổng lượng căn hộ mở bán trong quý II/2018.
Tính trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng lượng căn hộ chung cư ở Hà Nộ được mở bán là 15.012 căn, trong đó nguồn cung ở phân khúc chung cư có mức giá bình dân vẫn chiếm đa số với 43,8% và lượng hấp thụ ở phân khúc này vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất. Nguồn cung chủ yếu vẫn tập trung ở các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm và Long Biên.
Về giao dịch, Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, lượng giao dịch nhà ở chung cư tại Hà Nội tính trong quý II/2018 là 6.755 giao dịch, tăng mạnh khoảng 32,7% so với quý I/2018 và tăng 24,7% so với cùng kỳ 2017. Lượng sản phẩm được giao dịch chủ yếu vẫn nằm ở phân khúc chung cư có mức giá bình dân, chiếm 47,2% tổng lượng căn hộ chung cư giao dịch trong quý. Tiếp đó là chung cư trung cấp chiếm 40,8% và căn hộ chung cư cao cấp chỉ chiếm 12%.
Một điểm đáng lưu ý là thông tin về thị trường 3 vùng dự kiến trở thành đặc khu. Theo nhận định của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, kể từ khi Quốc hội dừng thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc để sàng lọc nhà đầu tư, sàng lọc thị trường, giúp thị trường kinh doanh bất động sản ở các vùng dự kiến lên đặc khu chuyên nghiệp hơn…, giao dịch tại Vân Đồn và Bắc Vân Phong gần như bị đóng băng hoàn toàn, gần như không có giao dịch nào được thực hiện kể từ khi có quyết định. Trong khi đó, thị trường bất động sản Phú Quốc thì bị ảnh hưởng ít hơn.
Theo Hội Môi giới bất động sản, trước đó những tháng đầu năm 2018, thị trường bất động sản Phú Quốc sôi động bởi các nhà đầu tư TP.HCM và Hà Nội đổ xô về gom đất khiến giá đất tăng nhanh chóng.
Với tốc độ di dân từ các vùng ra Phú Quốc như hiện nay, nhu cầu đất nền vẫn rất nóng. Tuy nhiên, đó là những khu phân lô phù hợp quy hoạch, chuẩn mực về pháp lý, hạ tầng.
Cụ thể, giao dịch đất nền trong các khu dân cư 67,5 ha, 10 ha, Khu dân cư Suối Lớn vẫn diễn ra tương đối, giá giao dịch vẫn tăng nhẹ. Còn các khu phân lô tự phát, không được phê duyệt dự án thì đóng băng, ít giao dịch. Đất công, đất đô thị có quy hoạch tốt, vị trí đắc địa thì giá vẫn tăng nhưng chậm lại. Giao dịch không đáng kể, hầu như bị chững lại so với quý I/2018, tuy nhiên chỉ với diện tích vừa và nhỏ.
Còn tại Vân Đồn, giao dịch bất động sản ở đây gần như “đóng băng” và các nhà đầu tư, nhân viên môi giới có một cuộc tháo chạy ồ ạt khỏi thị trường này.
“Hiện tại giá đất tại khu vực vẫn giữ ở mức cao nhưng thanh khoản rất thấp”, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết./.
Hà Giang (T/h)