(Tổ Quốc) - Các báo cáo vụ tấn công khí độc vào Đông Ghouta liên tục chịu phản ứng gay gắt từ quân đội Mỹ.
Mỹ cảnh cáo gay gắt vụ tấn công hóa học
Các chuyên gia nhận định trên bloomberg, nếu xung đột Syria được ví như nội chiến Tây Ban Nha, vốn là tiền đề cho cuộc thế chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại thì cuộc tấn công đang xảy ra tại Đông Ghouta được xem như cuộc tàn sát hiện đại.
Các nạn nhân sau vụ tấn công hóa học. Ảnh: AFP/Getty Images |
Về lực lượng, số lượng các quốc gia có liên quan đến cuộc chiến tại Syria hiện nay không hề thua kém những nước tham gia vào Thế chiến I. Lên tới 4 trong 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tham gia vào các chiến dịch quân sự ở Syria gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp.
Theo các tổ chức nhân quyền, hơn 12.000 người dân đã tử vong trong khu vực có khoảng 400.000 người sinh sống ở Đông Damascus từ khi nội chiến bắt đầu vào năm 2011. Khi chính quyền Syria tiếp tục mở rộng tác chiến trong 2 tuần qua thì có hơn 500 người đã tử vong trong cuộc không kích và tấn công thực địa. Và nếu các báo cáo từ nhóm tiếp vận quốc tế là chính xác thì chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã tiếp tục bổ sung các khí độc clo vào kho vũ khí hủy diệt. Nếu làm như vậy thì đây lại là vi phạm luật chiến tranh và vấn đề nhân đạo.
Khí độc clo sử dụng trong các cuộc tấn công không gây chết chóc giống như các chất độc hóa học khác với khả năng tấn công hệ thống hô hấp và gây tổn thương nghiêm trọng đến phổi. Bởi nhiều người dân sử dụng clo vệ sinh phòng tắm và làm sạch nước sinh hoạt nên loại khí này được cho là sử dụng hợp pháp và khó có thể kiểm soát toàn diện trong chiến tranh.
Trách nhiệm đạo đức tại Đông Ghouta thuộc về chính quyền Syria và các bên liên quan là Iran và Nga. Phương Tây dường như cũng không thể ngăn chặn các hành động tàn bạo này.
Đầu tiên phải kể đến thất bại đối với các trừng phạt nghiêm trọng liên quan đến Syria tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Và sau đó là cảnh báo về giới hạn “lằn ranh đỏ” thời cựu Tổng thống Barack Obama. Cảnh báo nêu rõ việc Mỹ sẽ chịu trách nhiệm quân sự nếu ông Assad sử dụng vũ khí hóa học tấn công và ảnh hưởng đến người dân vô tội. Các nhà chỉ trích cho rằng, cảnh báo của ông Obama là một trong số chính sách ngoại giao tồi tệ nhất của Mỹ trong thời hậu Chiến tranh Lạnh. Cuối cùng, phương Tây đã nhận lại đáp trả rằng, Tổng thống Assad sẽ cho phép Nga gia tăng can thiệp tại Syria. Theo các quan chức Mỹ, Syria đang lờ đi các thỏa thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với sự hậu thuẫn của Moscow.
Tuy nhiên, phương Tây cũng không hoàn toàn mờ nhạt. Vào tháng 4 năm ngoái, sau vụ tấn công khí độc, Tổng thống Donald Trump đã mở một cuộc tấn công tên lửa hành trình quy mô lớn nhằm vào căn cứ Syria. Cùng thời điểm này, nhiều chuyên gia cho rằng đây là một nỗ lực của Washington nhằm cảnh cáo quân đội Syria. Tuy nhiên, quá trình điều tra vẫn chưa đến hồi kết.
Đây là thời điểm cần định ra “lằn ranh đỏ” khác. Tổng thống Trump nên nói với Tổng thống Syria Assad và đồng minh Nga rằng, bất kỳ việc sử dụng vũ khí hóa học nào trong cuộc tấn công, kể cả khí clo sẽ nhận lại sự đáp trả mạnh mẽ hơn cả cảnh cáo vào tháng Tư năm ngoái. Điều này có nghĩa cuộc chiến tại Đông Ghouta hay ở Syria sẽ chưa thể đến hồi kết nhưng nó sẽ khiến chính quyền Assad ảnh hưởng không nhỏ.
Điều gì xảy ra với “lằn ranh đỏ” Syria của Tổng thống Trump?
Tổ chức Cấm vận Vũ khí hóa học đã phát động cuộc điều tra với cáo buộc chính quyền Syria đã sử dụng khí độc clo trong cuộc tấn công tại khu vực Ghouta gần Damascus.
Syria đã từng ký Hiệp ước chấp thuận việc từ bỏ vũ khí hóa học trong năm 2013. Tuy nhiên, từ 2013, các báo cáo liên tục của chính quyền Assad về việc sử dụng khí clo đã vi phạm các cam kết quốc tế.
Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Syria sử dụng các vũ khí hóa học và phát triển vũ khí mới. Điều này đang đặt ra câu hỏi cho các nhà quan sát về những gì mà ông Trump giới hạn “lằn ranh đỏ” tại Syria.
Các quan chức Mỹ nói về Hiệp ước cấm vận vũ khí, trong đó Tổng thống Trump cũng đồng thuận việc cân nhắc hành động quân sự mới nếu các sức ép ngoại giao và trừng phạt không đạt hiệu quả. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thậm chí từng tuyên bố: “Pháp sẽ đấu tranh” nếu các vũ khí hóa học tiếp tục được sử dụng.
Tổng thống Trump từng tuyên bố việc Washington sẽ đáp trả nếu có bất kỳ vụ tấn công hóa học nào xảy ra. Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cũng đưa ra điều này trong cuộc họp với báo chí vào tháng Hai.
“Bạn có thể nhìn thấy chúng tôi đã phản ứng với điều đó như thế nào. Vì thế, một cuộc tấn công mạnh mẽ sẽ lặp lại nếu tiếp tục các vi phạm về vũ khí hóa học”, ông Mattis nhấn mạnh.
Trong suốt 7 năm nội chiến, chính quyền Assad liên tục sẽ có các hành động quyết liệt trong xung đột Syria. Các nhà quan sát cho biết, vẫn có lý do về việc ông Assad sẽ tiếp tục sử dụng các vũ khí hủy diệt trong tương lai và cũng có lý do để thận trọng với sự can thiệp trong trường hợp này.
Các nhà quan sát nhận định, Tổng thống Trump đang cố tạo ra giới hạn của “một lằn ranh đỏ” không quá khác biệt so với thời cựu Tổng thống Obama đã từng làm tại khu vực này.