(Tổ Quốc) - Cả Nga và NATO có thể sẵn sàng cho thỏa hiệp hay vẫn tiếp tục căng thẳng triền miên.
Căng thẳng Nga và NATO vẫn tiếp tục?
Điều này đưa ra mức cảnh báo. Ngay sau khi tướng Curtis Scaparrotti, Tư lệnh Tối cao NATO cảnh báo rằng rủi ro lớn nhất trong bối cảnh hiện tại thiếu thông tin và hiểu lầm giữa Moscow và NATO thì Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko đã thông báo rằng Nga và NATO đã hoàn toàn ngừng hợp tác trong các lĩnh vực dân sự và quân sự. Điều này được cho là tồn tại xung đột tiềm năng hoặc tiếp tục ngắt quãng trong kết nối quan hệ hai bên.
Tướng Curtis Scaparrotti, Tư lệnh Tối cao NATO và Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimo. Ảnh: the moscow times
Thứ trưởng Ngoại giao Nga gọi quyết định của Khối Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) – chấm dứt tiếp xúc, liên lạc công việc bình thường trong lĩnh vực quân sự là điều phi lý đồng thời khẳng định an ninh ở châu Âu phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ giữa Nga và NATO.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko đã đưa ra phỏng đoán khá đầy đủ lý do tại sao quan hệ giữa NATO Và Nga đang rơi ở mức thấp nhất trong lịch sử. Ông Alexander Grushko cho rằng, liên minh đã từ chối chấp nhận một chương trình nghị sự tích cực thúc đẩy quan hệ với Nga. Điều này không tồn tại. Và thêm vào đó, không có tín hiệu cho rằng bất kỳ ai trong NATO cũng biết bằng cách nào đến vượt qua căng thẳng này.
Theo tờ the moscow times, hiện tượng "Russophobia" (hội chứng sợ Nga) đang trở nên quen thuộc và ám ảnh nhiều bên liên quan.
Tuy nhiên, ông Alexander Grushko không hoàn toàn sai trong mọi khía cạnh nhìn nhận. Điều này phải thừa nhận rằng NATO không biết bằng cách nào để có thể đưa ra các đánh giá về Nga từ các vấn đề cáo buộc nóng bỏng hiện tại.
Điều này có thể ảnh hưởng tới luật quốc tế về các vấn đề can thiệp. Các lựa chọn thay đổi bao gồm việc từ bỏ ý tự quyết tuyên bố vị thế toàn cầu sẽ được cho là khó có thể tưởng tượng. Thay thế vào đó, các đề xuất chính sách duy nhất của Nga sẽ khiến điện Kremlin hiểu rằng các nhà lãnh đạo phương Tây khó lòng có thể chấp thuận.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã có bài phát biểu tại Washington gần đây, nhấn mạnh ảnh hưởng chính trị trong liên minh NATO. Điều này là quan trọng để có thể hiểu được sự thống nhất và nghị quyết của NATO đối với Nhà Trắng cùng với gợi ý ấm áp dành cho Tổng thống Putin.
Quan điểm chủ chốt của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg là rằng NATO luôn muốn tốt cho châu Âu. Và NATO cũng muốn tốt cho Mỹ.
Có thể xoa dịu?
Vào thời điểm khi Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga đang khiến cho căng thẳng với Mỹ gia tăng. Các quốc gia Đông Âu và Nam Âu dường như cũng mờ nhạt trong cam kết quốc phòng và cần phải có một lộ trình mới giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên, NATO có lo lắng của họ. Người Nga nói rằng muốn phương Tây có thể vượt họ về sức mạnh phòng thủ gấp 22 lần nhưng điều này, theo ông Grushko, không hề thành thật. Theo đánh giá của ông Richard Connolly, NATO chỉ có thể nhiều hơn gấp 3 lần Nga.
Thêm vào đó, việc chia sẻ không cân đối sẽ gây ra xung đột. Cuối cùng, trong một thời gian dài, NATO có thể sẽ sử dụng sức mạnh lớn về quân lực và tiềm lực kinh tế gây khó khăn với Nga.
Các căng thẳng giữa Nga và phương Tây không thể kéo dài trong bối cảnh đe dọa về chiến tranh hạt nhân hoặc bất kỳ xung đột nào có thể xảy ra.
Tất nhiên, mọi thứ đều có thể xảy ra, kịch bản tồi tệ nhất sẽ tạo nên hậu quả khôn lường. Giới quan sát cho rằng, có thể Moscow không có lý do gì để tạo nên xung đột, tuy nhiên, các thành viên NATO luôn lo lắng về mối đe dọa tiềm ẩn với Nga trong bối cảnh hiện tại.
Điện Kremlin tin tưởng rằng phương Tây đang trở nên dè chừng hơn khi lo sợ về mối đe dọa trực tiếp của NATO có thể hiện hữu.
Điều quan trọng, nhiều giả thuyết đặt ra các thách thức từ phía Nga. Mặt khác, Moscow cũng xem NATO là một liên minh tồn tại nhiều căng thẳng.
Hình ảnh một nước Nga luôn tạo ra thách thức quân sự trực tiếp trở nên ám ảnh khiến liên minh này cũng nhiều lần căng thẳng về chi tiêu quốc phòng và có xích mích trong quá trình hợp tác xuyên Thái Bình Dương. Nga nhìn vào phản ứng của NATO trước việc đưa quân đến Ba Lan và Baltic. Điều này gia tăng căng thẳng từ hai phía. Hồi đầu tháng Tư, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg công bố, NATO đã "tăng cường hiện diện hải quân tại Biển Đen, với các nhóm tàu ngầm NATO tham gia vào tập trận và cũng tiến hành nhiều chuyến thăm cảng lẫn nhau", bao gồm các hoạt động gần đây tại Georgia và Ukraine. Trang CaucasusWWatch.de đưa tin, ông Stoltenberg kêu gọi Nga "tôn trọng luật pháp quốc tế", nhằm "đưa các khu vực lãnh hải tại Biển Đen trở nên an ninh hơn".
Nga từng nhiều lần thể hiện những quan ngại liên quan tới việc hiện diện quân sự NATO mở rộng tại châu Âu. Điện Kremlin cũng nhiều lần nhấn mạnh, Nga không đem lại bất kỳ mối nguy nào cho các nước khác; tuy nhiên, Moscow cũng sẽ không bỏ qua các hành động gây tổn hại tới lợi ích của mình.
Các căng thẳng qua lại giữa Nga và NATO vẫn chưa thể lắng xuống. Trước mắt, các thách thức và sức ép là thực sự và nếu không kiềm chế, mối đe dọa vẫn có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.