• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Giữa sóng gió Iran: Thêm tàu chiến Anh đến vùng Vịnh

Thế giới 13/07/2019 08:56

(Tổ Quốc) - Anh đang gửi một tàu chiến thứ hai đến vùng Vịnh trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng với Iran.

Họ cũng họ cho biết đang thảo luận với Mỹ về khả năng phát triển sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực.

Mối quan hệ giữa Tehran và phương Tây đã trở nên căng thẳng sau khi chính quyền Anh bắt giữ một tàu chở dầu Iran ở Gibraltar. Hải quân hoàng gia Anh sau đó cũng nói rằng một tàu của họ bị lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran gây phiền nhiễu ở eo biển Hormuz.

HMS Duncan – một tàu khu trục Type 45, được cho là sẽ đi đến vùng Vịnh trong những ngày tới để hỗ trợ cho tàu HMS Montrose.

HMS Montrose AFP

Tàu HMS Montrose của Anh sẽ được đồng hành cùng một tàu chiến nữa tại vùng Vịnh. (Nguồn: Yahoo News/ AFP)

Người phát ngôn của Thủ tướng Theresa May hôm thứ Sáu nói rằng, Vương quốc Anh cũng "đã nói chuyện với Hoa Kỳ về việc phát triển sự hiện diện của chúng tôi trước các mối đe dọa gần đây đối với vận chuyển trong khu vực."

Theo tờ Telegraph của Anh, mặc dù không có mối liên hệ gì nhưng số phận của tàu chở dầu Grace 1 bị Anh bắt giữ tại Gibraltar đã trở nên gắn liền với tương lai của thỏa thuận hạt nhân Iran.

Cộng hòa Hồi giáo Iran hôm thứ Sáu kêu gọi Anh thả tàu chở dầu và cảnh báo các cường quốc nước ngoài hãy rời khỏi khu vực vì Iran và các nước trong khu vực có khả năng đảm bảo an ninh khu vực.

Abbas Mousavi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran, nói với hãng tin Iran IRNA: "Đây là một trò chơi nguy hiểm và có hậu quả ... Các lý do pháp lí cho việc bắt giữ là không hợp lệ ... Việc thả con tàu chở dầu là vì lợi ích của tất cả các nước".

Động thái Anh bắt giữ tàu dầu diễn ra khi cựu lãnh đạo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA Mohamed ElBaradei kêu gọi Anh gắn bó với châu Âu trong nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Ông Mohamed ElBaradei cũng cho rằng, quyết định của Tổng thống Donald Trump trong việc rút khỏi hiệp ước hạt nhân 2015 khi nó đang có hiệu quả là việc làm thiếu căn cứ, cơ sở pháp lý và thiếu có ý thức chung.


Quý Hoàng

NỔI BẬT TRANG CHỦ