• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

GS Nhật: PLA không trực tiếp đổ bộ Đài Loan, nguy cơ nhắm vào quần đảo chiến lược khác

Thế giới 24/12/2020 19:11

(Tổ Quốc) - Giáo sư Ogasawara nhận định, không có khả năng quân đội Trung Quốc đổ bộ và chiếm đóng Đài Loan nhưng Trung Quốc đại lục có thể lựa chọn các biện pháp khác

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP-Hồng Kông) mới đây dẫn lời ​​của các chuyên gia Nhật Bản và Đài Loan nhận định, quần đảo Đông Sa có tầm quan trọng chiến lược nếu khu vực xảy ra xung đột.

Quần đảo Đông Sa nằm cách Hồng Kông 340 km và cách Đài Bắc 850 km. Đài Loan hiện nay tuyên bố kiểm soát và đặt trong phạm vi quản lý của thành phố Cao Hùng, trong khi Trung Quốc đại lục đặt nó trong phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Đông.

Trong cuộc phỏng vấn với The Diplomat vào tháng 12, Giáo sư Đại học Ngoại ngữ Tokyo Yoshiyuki Ogasawara cho biết, ông nhận định, không có khả năng quân đội Trung Quốc PLA đổ bộ và chiếm đóng Đài Loan, nhưng Trung Quốc đại lục có thể lựa chọn các biện pháp khác, như từng bước gây áp lực hoặc trực tiếp tấn công quần đảo Đông Sa.

Ông Ogasawara nói: "Khi giành được quần đảo Đông Sa, Trung Quốc đại lục có thể một mũi tên trúng hai đích. Ví dụ, Bắc Kinh có thể củng cố hơn nữa vai trò lãnh đạo của mình. Vì thế, quần đảo Đông Sa là một điểm xung đột quân sự tiềm tàng, và bây giờ Mỹ, Nhật Bản và các nước khác cần phải chú ý".

Giáo sư Nhật Bản cũng cho rằng, cuộc tấn công vào Đài Loan chắc chắn sẽ gây ra phản đối mạnh mẽ từ Mỹ, Nhật Bản và các nước khác, nhưng phản ứng trước việc Đại lục chiếm quần đảo Đông Sa có thể khác.

SCMP cho hay, kể từ tháng 8 năm nay, sau khi nhận được thông tin về các cuộc tập trận của PLA, Đài Loan cử một đại đội thủy quân lục chiến đóng tại tiền đồn quần đảo Đông Sa để tăng cường thêm lực lượng đồn trú. Đài Loan cũng đã triển khai nhiều loại vũ khí bao gồm tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm, đại bác và các loại pháo khác trên đảo.

Theo SCMP, không rõ liệu PLA có thực sự tiến hành cuộc tập trận đổ bộ bãi biển để mô phỏng việc đánh chiếm quần đảo Đông Sa hay không. Tuy nhiên, kể từ giữa tháng 8, PLA đã tiến hành nhiều cuộc tập trận quân sự thực chiến ở các vùng biển xung quanh như Hoàng Hải, Hoa Đông, Bột Hải... nhằm tăng cường khả năng răn đe quân sự đối với Đài Loan. Ngoài ra, máy bay chiến đấu của PLA cũng đã bay vào vùng nhận dạng phòng không ở phía tây nam Đài Loan để thực hiện các hoạt động huấn luyện và trinh sát trên không, điều này dẫn đến suy đoán rằng các tiền đồn của Đài Loan có thể bị PLA tấn công bất ngờ.

Alexander Huang Chieh cheng, Giáo sư quan hệ quốc tế và nghiên cứu chiến lược tại Đại học Tamkang Đài Loan, nói rằng quần đảo Đông Sa đều rất quan trọng đối với Đài Loan và Đại lục. "Quần đảo Đông Sa là quần đảo cực bắc trên Biển Đông. Nó nằm giữa eo biển Đài Loan, eo biển Ba Sĩ và Biển Đông, vị trí chiến lược rất quan trọng. Nó là cửa ngõ để quân đội Mỹ tiến vào biển Đông và PLA ra biển Philippines", ông nói, đây là nơi giao thương của các tàu chở dầu của các nước Đông Á cũng như là tuyến đường huyết mạch cho tàu Trung Quốc qua Thái Bình Dương.

Huang cho hay: "Mối đe dọa quân sự từ việc PLA cố gắng chiếm quần đảo Đông Sa luôn tồn tại. Hỏa lực hạn chế của thủy quân lục chiến và cảnh sát biển đã khiến Đài Loan rất dễ bị tổn thương. Nếu đánh mất quần đảo này, chính quyền Đài Loan sẽ phải đối mặt với áp lực to lớn".

Điều đáng chú ý trong cuộc họp báo ngày 28/10 tại Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc, khi được hỏi PLA có kế hoạch hạ đánh chiếm Đông Sa không, người phát ngôn Chu Phượng Liên từ chối trả lời do theo Bắc Kinh đây là một câu hỏi giả định.

Tuy nhiên, bà Chu nhấn mạnh, Bắc Kinh có quyết tâm, có năng lực ngăn chặn mọi hành động đòi "Đài Loan độc lập" cũng như kiên quyết bảo vệ lợi ích cơ bản của đồng bào hai bên eo biển.

An An

NỔI BẬT TRANG CHỦ