(Tổ Quốc) - Sáng 7/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND huyện Thanh Oai tổ chức Hội nghị triển khai và diễn tập thực hành “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn Châu Phi”.
Buổi diễn tập tình huống giả định phát hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn thôn Nga My Hạ, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội. Ngay sau khi nhận được tin báo đội phản ứng nhanh của Chi cục Thú y Hà Nội tới địa bàn có dịch để xứ lý.
Vùng phát hiện dịch được lực lượng chức năng tại địa bàn thực hiện các biện pháp ứng phó khẩn cấp, như: Báo cáo tình hình dịch, lấy mẫu, khoanh vùng.
Đội phản ứng nhanh của Chi cục Thú y Hà Nội với các trang thiết bị bảo hộ chuyên dụng đã có mặt tại vùng dịch để xứ lý tình huống khẩn cấp.
Tại buổi diễn tập, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã yêu cầu xã Thanh Mai cần tập trung nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới và tiến hành tiêu hủy. Dừng vận chuyển lợn, sản phẩm lợn từ thôn có lợn dương tính với dịch tả lợn trong vòng 21 ngày để theo dõi, giám sát. Tái đàn sau 30 ngày kể từ khi tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh. Đề nghị huyện chỉ động chuẩn bị vật tư, phương tiện, đầu tư kinh phí đáp ứng yêu cầu chống dịch, hỗ trợ tài chính cho người dân có lợn, sản phẩm của lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Lực lượng chức năng tiến hành dải vôi bột khử trùng, và phun thuốc khắp vùng dịch.
Đội phản ứng nhanh tiến hành các bước tiêu hủy đàn lợn bị nhiễm bệnh.
Tất cả đàn lợn sau khi được xử lý tại chỗ sẽ được cho vào bao tải mang đến nơi tiêu hủy.
Tất cả quy trình để được phun thuốc khử trùng, nhằm đảm bảo dịch bệnh sẽ không lây lan.
Khu vực chuồng trại được lực lượng chức năng tiến hành khử trùng, rắc vôi bột.
Toàn bộ trại sẽ được tiến hành phun thuốc sát trùng và phòng chống dịch.
Theo ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, để phòng chống dịch tả lợn châu Phi, ngoài việc triển khai diễn tập phòng chống dịch, Hà Nội cần tiếp tục phát động đợt tẩy uế môi trường trên địa bàn TP (dự kiến từ 15/3 - 15/4). Đồng thời thành lập 5 tổ công tác liên ngành đi kiểm tra tất cả các quận, huyện và giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các cơ sở, kịp thời phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả, không để lây lan diện rộng.
Các tuyến đường trong vùng dịch được phun thuốc phòng dịch lây lan diện rộng.
Khu vực tiêu hủy được cơ quan chức năng bố trí xa khu vực dân cư và các trang trại.
Hố chôn có sẵn một lớp vôi bột, sau khi đưa lợn bệnh xuống hố, cán bộ thú y tiếp tục phun thuốc khử trùng.
Một lớp vôi bột nữa sẽ được rải lên trên rồi mới lấp đất. Chiều cao từ bề mặt lớp vôi trên cùng đến mặt đất ít nhất là 1,5m
Toàn bộ các trang bị tiếp xúc với đàn lợn bị dịch bệnh sẽ được tiêu hủy .
Lấp đất, tại hố chôn đã được cắm biển cảnh báo.
Lấp đất, tại hố chôn đã được cắm biển cảnh báo.
Tại chốt kiểm dịch, cơ quan chức năng sẽ phun thuốc khử trùng với xe ra vào, hạn chế virus lây lan từ nơi này sang nơi khác.
Cán bộ chuyên môn ghi chép các thông số liên quan tại chốt kiểm dịch.