(Tổ Quốc) - Chính quyền Nga bày tỏ thách thức trả đũa sau khi một vài nước tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao của Moscow.
Hàng loạt nhà ngoại giao Nga bị trục xuất
Hơn 20 quốc gia, trong đó có Mỹ đã lên tiếng về khả năng trục xuất các nhà ngoại giao Nga ra khỏi nước họ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin |
Theo truyền thông nhà nước Nga (Tass), Ngoại trưởng nga Sergey Lavrov tuyên bố, Mỹ đã gây áp lực đối với một số nước khiến họ lên tiếng về việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga.
Ông Lavrov cho biết ngày 27/3, quá trình trục xuất là kết quả của thời gian gây áp lực mạnh mẽ từ chính Washington lên một số nước.
Phản ứng trước điều này, ông Lavrov nhấn mạnh: “Hãy yên tâm, chúng tôi sẽ đáp lại”.
Người phát ngôn điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết, chính phủ Nga thất vọng sâu sắc đối với quyết định của Mỹ về việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga ra khỏi nước này. Chúng tôi sẽ có phân tích tình hình hiện tại trước khi trình đề xuất các biện pháp lên Tổng thống Vladimir Putin.
“Chúng tôi muốn xác nhận lại. Nga không hề có liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên Nga. Moscow luôn duy trì nguyên tắc tương hỗ như trước”, ông Peskov nói.
Mỹ đã thông báo ngày 26/3 về việc trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga và đóng cửa lãnh sự quán Nga tại Seattle.
Trong khi đó, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố liên minh này đã trục xuất 7 nhà ngoại giao của Phái bộ Nga ở NATO liên quan đến vụ cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal và con gái bị đầu độc tại thành phố Salisbury của Anh hôm 4/3.
Ông Stoltenberg khẳng định NATO cũng cắt giảm tối đa quy mô phái bộ Nga tại NATO từ 30 người xuống còn 20 người.
Phản ứng trước thông tin trục xuất các nhà ngoại giao Nga gần đây, đại sứ của Nga tại Liên Hợp Quốc cho rằng chính Mỹ đã lợi dụng các quyền và nghĩa vụ để đưa ra các tuyên bố tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Bà Nebenzia cho biết, việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga sẽ cản trở nỗ lực của Moscow tại các cơ quan quốc tế.
“Tất nhiên đây là cú đòn nhằm vào các nhà ngoại gia Nga. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ giải quyết linh hoạt vấn đề này”, bà Nebenzia nói trên Tass.
Anh vẫn tiếp tục kêu gọi trục xuất ngoại giao Nga
Canada, Ukraine và các thành viên của liên minh châu Âu cùng với Mỹ đã tiến hành trục xuất hơn 100 nhà ngoại giao Nga.
Thủ tướng Anh Theresa May cho rằng, các hành động trục xuất hàng loạt các nhà ngoại giao Nga được xem là một trong các phản ứng mạnh mẽ trong lịch sử.
“Chúng tôi không phủ nhận các thành tựu đột phá của Nga trong lịch sử. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Putin đang có các hành động khiêu khích nhằm phá vỡ các giá trị cùng chia sẻ”, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết.
Anh và Nga liên tục căng thẳng trong suốt thời gian qua sau các cáo buộc cho rằng Moscow có liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal tại Salisbury.
“Chúng tôi đưa ra khả năng hơn 130 người tại Salisbury có thể đã bị tiếp xúc với loại chất độc thần kinh này”, bà May nói vào ngày 16/3.
Nga liên tục bác bỏ các liên quan trong vụ tấn công tại Salisbury và gợi ý khả năng Anh có thể đang đứng sau vụ việc này.
Mỹ phản đối các hành động “gây bất ổn” từ Nga
Ngày 27/3, 12 nhà ngoại giao Nga đã bị trục xuất khỏi Ukraine trong khi cả Canada, Đức, Pháp và Ba Lan cũng tiến hành trục xuất 4 nhà ngoại giao Nga ở mỗi nước.
Hơn 12 quốc gia khác, trong Australia, Italy và Hà Lan cũng quyết định trục xuất từ 1 đến 3 nhà ngoại giao Nga ở mỗi nước.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu-ông Donald Trusk cho biết, sẽ không loại trừ khả năng tiếp tục trục xuất các nhà ngoại giao Nga trong những ngày tới.
New Zealand cho biết về khả năng tiếp tục trục xuất các nhà ngoại giao Nga nếu thấy cần thiết.
Hội đồng châu Âu đã cùng với Anh và Mỹ cho rằng vụ đầu độc cựu điệp viên Nga và con gái là có liên quan đến Nga. Các quan chức cấp cao chính quyền Tổng thống Trump nói trên CNN rằng, quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Nga không chỉ đơn thuần là sự phản ứng mà đây còn là phản đối mạnh mẽ đối với các liên quan gây bất ổn của Nga.
Ai phản đối việc trục xuất nhà ngoại giao Nga?
Một số quốc gia châu Âu cho biết về khả năng sẽ không trục xuất các nhà ngoại giao Nga.
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã viết dòng tweet: “Áo giữ thái độ trung lập trong vụ này và không định trục xuất bất kỳ nhà ngoại giao nào. Áo cũng cam kết sẽ tiếp tục hợp tác để khôi phục quan hệ Đông-Tây.”
Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng sẽ không đưa ra bất kỳ hành động nào. Ankara khẳng định muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp và tích cực với Moscow.
Trung Quốc – một đồng minh chính của Nga cũng kêu gọi các nước nên từ bỏ tinh thần giống như một cuộc chiến tranh lạnh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói với báo chí ngày 27/3: “Các nước liên quan nên giảm căng thẳng và tránh các xung đột có thể diễn ra”.