(Tổ Quốc) - Vinasun yêu cầu buộc GrabTaxi bồi thường thiệt hại cho Vinasun số tiền thiệt hại lợi nhuận là 41.218.896.128 đồng. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện một lần ngay khi bản án/quyết định của TAND cấp có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.
- 03.10.2018 Grab đối mặt cạnh tranh khốc liệt từ khắp Đông Nam Á
- 02.10.2018 Grab khẳng định sẽ nộp đầy đủ thuế trong thời gian hoạt động tại Việt Nam
- 24.09.2018 Hậu thâu tóm: Uber, Grab lĩnh án phạt nặng hơn 8 triệu USD
- 24.09.2018 Vinasun tiếp tục kéo Grab ra tòa
- 15.08.2018 Chín lần “đệ đơn” xin hoạt động bất thành, Grab kêu bị đối xử không công bằng
Hàng trăm taxi có mặt từ sớm để tham dự phiên tòa này - Ảnh Ngọc Quỳnh
Sáng 17/10, TAND TP.HCM tiếp tục mở phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (GrabTaxi, Grab). Đây là lần thứ 4 phiên sơ thẩm được mở.
Đại diện phía Vinasun tại tòa là ông Trương Đình Quý (Phó tổng giám đốc Vinasun), trong khi đó đại diện phía Grab là ông Jerry Lim, CEO của Grab tại Việt Nam
Đơn khởi kiện thể hiện: Lợi dụng việc Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2016 về "Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý kết nối hoạt động vận tải theo hợp đồng" (gọi tắt là Đề án 24), GrabTaxi đã thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh vận tải taxi, gây náo loạn thị trường vận tải hành khách bằng taxi. Do GrabTaxi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng về doanh thu, lợi nhuận cho Vinasun. Điều này thể hiện ở việc trong 3 năm, doanh nghiệp này khai lỗ hơn 938 tỷ đồng, lớn gấp 4,7 lần vốn điều lệ của Grab. Trong khi số xe lên tới 12.000 chiếc ở TP.HCM, nhưng chỉ đóng thuế 9,5 tỷ. GrabTaxi được đưa vào tình trạng kiểm soát đặc biệt về thuế.
Vinasun yêu cầu buộc GrabTaxi bồi thường thiệt hại cho Vinasun số tiền thiệt hại lợi nhuận là 41.218.896.128 đồng. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện một lần ngay khi bản án/quyết định của TAND cấp có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.
Tất cả các tài xế đều có mong muốn chung là cần tạo ra sân chơi công bằng giữa taxi truyền thống và GrabTaxi
Trong khi đó, phía Grab cho rằng thiệt hại hơn 41 tỷ đồng của nguyên đơn đưa ra dựa trên báo cáo nghiên cứu thị trường chưa được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận nên không được coi là căn cứ để xác định thiệt hại.
Ông Trương Đình Quý (Phó tổng giám đốc Vinasun) chia sẻ, Vinasun khởi kiện GrabTaxi không phải chỉ để bảo vệ quyền lợi của mình mà mong muốn dùng quyết định của Tòa án để đem lại môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp cũng như thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến doanh nghiệp và môi trường kinh doanh vì mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài của đất nước và lợi ích thật sự của người tiêu dùng.
"Thực tế hành vi thương mại, hoạt động điều hành của Grabtaxi có đầy đủ dấu hiệu của hoạt động vận tải taxi. không có hợp đồng vận tải nào được đàm phán, ký kết giữa hành khách và người vận chuyển trong các chuyến xe Grabcar, Grabtaxi. Lệnh vận chuyển hành khách của các chuyến đi Grab được thực hiện căn cứ vào việc hành khách đặt xe qua ứng dụng di động, giống như các công đoạn đặt xe taxi bằng phần mềm. Thực tế cũng cho thấy là các hợp tác xã, doanh nghiệp vận tải – chủ thể hợp đồng vận tải theo quy định của đề án 24 – không hiện diện trong quá trình Grabtaxi cung cấp dịch vụ cho khách hàng", ông Trương Đình Quý nhấn mạnh./.