• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hậu 70 năm, NATO "sốt vó" trước nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump?

Thế giới 03/12/2019 10:15

(Tổ Quốc) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến Vương quốc Anh để gặp các đồng minh NATO – những bên đang lo ngại rằng ông có thể tạo ra nguy cơ cho sự tồn tại của liên minh nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lại vào năm tới.

Vài ngày trước khi các nhà lãnh đạo NATO gặp nhau hôm thứ 4 để kỉ niệm 70 thành lập liên minh, Mỹ tuyên bố sẽ cắt giảm một phần đóng góp của họ cho khối này.

Các quan chức NATO nói rằng việc cắt giảm (đưa mức hỗ trợ của Mỹ xuống tương đương với Đức) đã được hai bên đồng ý, nhưng động thái này diễn ra trong bối cảnh ông Trump lâu nay quan ngại về giá trị của liên minh này, cho rằng việc Mỹ bảo đảm an ninh cho các nước đồng minh phụ thuộc vào ngân sách quân sự của những nước này.

Nguy cơ Mỹ rời khỏi NATO

John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump cho đến tháng 9 năm nay, đã dấy lên lo ngại giữa các đồng minh về ý định của Tổng thống Mỹ trong một bài phát biểu riêng với một tổ chức tham vấn chính sách hồi tháng trước. Trong đó, ông Bolton (theo báo cáo của NBC) cảnh báo rằng ông Trump có thể "trở thành người cô lập hoàn toàn" nếu ông thắng cử lại vào tháng 11 năm sau, với nguy cơ rút khỏi NATO và các liên minh quốc tế khác.

Hậu 70 năm, NATO "sốt vó" trước nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump? - Ảnh 1.

Các đồng minh NATO lo ngại về những suy tính của ông Trump đối với khối này. Ảnh: AP.

Ông Trump đã liên tục phàn nàn về chi tiêu quốc phòng của các đồng minh châu Âu, những người chi ít hơn 2% GDP cho quốc phòng, đặc biệt là Đức. Và ông cũng phàn nàn về nghĩa vụ của Mỹ theo điều 5 trong Hiệp ước thành lập NATO, theo đó một cuộc tấn công vào một đồng minh được coi là một cuộc tấn công vào tất cả các đồng minh.

Trước khi rời Washington vào thứ Hai, ông Trump nhắc lại quan ngại về việc Mỹ đã bảo vệ các quốc gia khác mà không được chi trả. "Họ đã phạm lỗi. Vì vậy, chúng tôi sẽ nói về điều đó", ông nói với các phóng viên.

Dù vậy, ông Trump cũng ghi nhận việc 1 số thành viên NATO tăng chi tiêu. Tweet trên chiếc Không lực 1 đi tới Vương quốc Anh, ông Trump tuyên bố: Trong 3 thập kỷ trước cuộc bầu cử của tôi, chi tiêu của NATO đã giảm 2/3 và chỉ có 3 thành viên NATO khác đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của họ. Kể từ khi tôi nhậm chức, số lượng đồng minh NATO thực hiện nghĩa vụ của họ hơn GẤP ĐÔI, và chi tiêu của NATO đã tăng thêm 130 tỷ USD!"

Trên thực tế, số lượng đồng minh đáp ứng cam kết 2% đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2016, mặc dù một số sự gia tăng đó đã được lên kế hoạch từ trước và cũng phần nào bị ảnh hưởng bởi việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014.

Khi ông Trump không còn ràng buộc?

Một nhà ngoại giao châu Âu ở Washington chỉ ra, dưới thời chính quyền Trump, sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở sườn phía đông của liên minh đã được tăng cường. Nhưng chuyên gia này cũng bày tỏ lo ngại động thái trên xuất phát từ việc các quan chức khác trong chính quyền Mỹ muốn tìm cách bù đắp cho mối quan hệ cá nhân của ông Trump với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và việc ông Trump không hài lòng với các đồng minh châu Âu.

Nỗi sợ hãi lớn nhất là những điều ông ấy sẽ làm trong nhiệm kỳ thứ hai. Ông sẽ không còn bị những ràng buộc, nhà ngoại giao này nói và cho biết thêm rằng ông đang chịu áp lực chính quyền nước ông về việc đánh giá nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump sẽ như thế nào. "Không thể dự đoán được", chuyên gia trên cho hay.

Ông Trump năm ngoái đã công khai đưa ra câu hỏi liệu Hoa Kỳ có nên can thiệp vào việc bảo vệ thành viên mới nhất, Montenegro, theo điều 5 hay không và lo ngại nước này có thể lôi kéo Mỹ vào một cuộc xung đột.

Thời báo New York đã đưa tin rằng ông Trump đã nói riêng tư nhiều lần rằng ông muốn rút khỏi Nato.

"Tôi nghĩ những gì Bolton nói gây tiếng vang với mọi người vì đó là điều khiến mọi người lo lắng kể từ khi ông Trump nhậm chức và có lo ngại rằng ông sẽ cảm thấy ít bị ràng buộc hơn trong nhiệm kỳ thứ hai, và thực sự có thể làm ra một điều gì đó, Amanda Sloat, một cựu quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ và nay đang làm việc tại Viện Brookings.

Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền Obama, nói rằng đảng Cộng hòa trong Quốc hội sẽ can thiệp để ngăn ông Trump rút Mỹ khỏi NATO, nhưng bà bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng dài hạn của việc ông Trump có ý tưởng này đối với sự gắn kết của NATO.

Tôi vẫn nghĩ rằng Quốc hội sẽ thể hiện sức nặng của mình trước một động thái rút khỏi NATO, bà Rice nói với tờ The Guardian. "Tuy nhiên, bạn biết đấy, Quốc hội đã làm tôi ngạc nhiên trong thời gian gần đây, bởi sự bất lực hoặc không sẵn lòng thách thức ông Trump. Điều tôi nghĩ nhiều khả năng xảy ra là sự xói mòn niềm tin vào sự lãnh đạo của chúng tôi trong NATO, có nhiều người đặt ra câu hỏi về cam kết của chúng tôi, và điều này cũng sẽ gửi đi nhiều tín hiệu tới các chính quyền trong chính NATO và Nga rằng toàn bộ tổ chức này dễ bị tổn thương.

Trong một nỗ lực để xoa dịu Tổng thống Mỹ, Tổng thư ký Nato, Jens Stoltenberg cũng làm trung gian cho một thỏa thuận, trong đó phần đóng góp của Hoa Kỳ cho các dự án chung NATO đã giảm từ 22% trong tổng số khoảng 2,5 tỷ USD xuống còn hơn 16%, tương đương với Đức, nước có nền kinh tế nhỏ hơn đáng kể.

Các quốc gia khác được cho là sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt này, nhưng Pháp được biết là đã từ chối đóng góp nhiều hơn.

Rachel Ellehuus, phó giám đốc chương trình châu Âu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế cho biết "thực sự đó là một phần ngân sách nhỏ trong chi phí của NATO. Nhưng đó một phần lớn mang tính biểu tượng rằng Hoa Kỳ đang cắt giảm đóng góp của mình. Chính quyền Hoa Kỳ đã thể hiện rất rõ rằng chúng tôi muốn phần tài trợ chung của chúng tôi tương đương hơn với những gì Đức đã trả".

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ