• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hậu Covid-19: Châu Âu "xoay chuyển" quỹ hồi phục trị giá hàng tỷ đôla trong nỗ lực không dễ dàng

Thế giới 27/05/2020 13:55

(Tổ Quốc) - Theo CNN, các tranh cãi bằng cách nào hỗ trợ liên minh châu Âu hồi phục sau đại dịch Covid-19 đang gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia trong khối.

Giới quan sát cho rằng, khủng hoảng dịch bệnh tại châu Âu đã trì hoãn khả năng phục hồi kinh tế và gia tăng khủng hoảng tài chính giữa các quốc gia thành viên trong liên minh. Trong tuần này, nhóm các quốc gia bao gồm Áo, Hà Lan, Thụy Điển và Đan Mạch đã bác bỏ thỏa hiệp hồi phục kinh tế liên minh do Đức và Pháp – hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đề xuất. 

Hậu Covid-19: Châu Âu "xoay chuyển" quỹ hồi phục trị giá hàng tỷ đôla trong nỗ lực không dễ dàng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn:CNN

Đề xuất đưa ra rằng, các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ được trợ cấp trong quỹ tái thiết hồi phục kinh tế sau đại dịch.

Theo CNN, các mâu thuẫn đang khiến các nỗ lực hồi phục kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch, đặc biệt là Tây Ban Nha và Italy – hai quốc gia đang gia tăng các lập trường khác biệt so với các thành viên còn lại của châu Âu.

Việc hồi phục kinh tế không đồng đều giữa các thành viên EU sẽ ảnh hưởng đến các thị trường đơn lẻ của chúng ta và tạo nên một viễn cảnh căng thẳng tài chính và chính trị trong khu vực", ông Mario Centeno – Người đứng đầu nhóm Eurogroup kiêm Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha cho biết.

Tài trợ và khoản vay

Đồng euro một thời gian dài đã phải xoay sở để có thể sống sót qua khủng hoảng nợ trong những năm 2010 và 2012. Khoản vay cứu trợ khổng lồ của châu Âu đối với các quốc gia như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland cũng như hứa hẹn từ Ngân hàng trung ương châu Âu (European Central Bank) đã có thể bảo vệ giá trị của đồng euro trong thời điểm ấy.

Hiện tại, châu Âu đang phải đối mặt với cú sốc kinh tế tồi tệ nhất từ năm 1930, trong đó một số quốc gia còn chịu nhiều rủi ro hơn các quốc gia khác. Ủy ban châu Âu phỏng đoán rằng tăng trưởng GDP tại 19 quốc gia sử dụng đồng euro đạt mức 7.75% trong năm nay. Kinh tế Italy cũng chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh.

Các nhà lãnh đạo liên minh châu Âu hối thúc tăng thêm cứu trợ. Câu hỏi đặt ra là quỹ phục hồi kinh tế sau đại dịch nên hỗ trợ thông qua các khoản vay hay là trợ cấp các quốc gia thành viên. Giới quan sát cho rằng, việc sử dụng các khoản tài trợ sẽ đồng nghĩa với việc đóng góp ròng cho ngân sách EU. Việc phụ thuộc vào các khoản vay sẽ khiến các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch như Italy chịu nhiều rủi ro trong nợ nần nhiều hơn.

Bước ngoặt diễn ra trong tuần trước khi Đức và Pháp đề xuất quỹ hồi phục kinh tế trị giá lên tới 549 tỷ đôla. Theo đề xuất, liên minh châu Âu sẽ phải vay tiền để  hồi phục kinh tế và các khoản tài  trợ kênh cho các khu vực và ngành chịu ảnh  hưởng nặng nề của dịch bệnh thông qua ngân sách của EU.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định quỹ phục hồi nêu trên sẽ không phải dưới dạng các khoản cho vay mà là trợ cấp. Do đó, khoản tiền này sẽ không phải hoàn trả bởi các nước thụ hưởng.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh sự cần thiết và công bằng của quỹ tái thiết sẽ được dần hoàn trả thông qua một số ngân sách của EU trong tương lai.

Theo Jacob Funk Kirkegaard, nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson cho biết, cú hích đánh dấu sự thay đổi lớn trong vị trí của Berlin, khẳng định mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng và thay đổi kỳ hạn của các cuộc thảo luận.

"Đức phải nhận ra rằng Italy không phải là Hy Lạp.  Nếu chúng ta có sự hồi phục không đối xứng thì sẽ là rất tệ cho châu Âu và cực kỳ tồi tệ cho kinh tế nước Đức", ông Kirkegaard cho biết đồng thời nhắc đến tầm quan trọng của việc tránh khủng hoảng nợ ở nền kinh tế lớn thứ ba của liên minh châu Âu.

Thương mại trong liên minh châu Âu ước tính chiếm khoảng 60% xuất khẩu Đức. Đề xuất sẽ do liên minh châu Âu phê duyệt và không nhất thiết phải yêu cầu tất cả 27 thành viên. Áo, Hà Lan, ,Thụy Điển và Đan Mạch dường như thống nhất với đề xuất của Đức.

"Đàm phán trở nên khó khăn"

Các đàm phán sẽ bắt đầu nghiêm túc sau khi Ủy ban châu Âu tiết lộ khuôn khổ trong tuần này.

Ông Rahman bày tỏ mong muốn Ủy ban châu Âu thúc đẩy quỹ hồi phục kinh tế có trị giá 654 -763 tỷ đôla mặc dù con số thực tế cuối cùng có thể giảm hơn trong đàm phán. Ông Rahman cho rằng đề xuất sẽ bao gồm hàng loạt các khoản vay giá rẻ và khoản tài trợ trực tiếp.

"Ngân sách của EU định hướng từ 2021 đến 2027 sẽ trở nên khó khăn hơn bởi vấn đề Brexit đang tạo nên lỗ hổng lớn tài chính trong khối trong những năm tới", ông Guntram Wolff – giám đốc  Bruegel – nhóm nghiên cứu có trụ sở ở Brussels cho biết.

Vương quốc Anh từng là nền kinh tế lớn thứ hai trong liên minh châu Âu. Các quốc gia thành viên cũng cần phải đưa ra các điều khoản về kinh phí muốn đóng góp và mức kinh phí các quốc gia này đóng góp. Đại dịch Covid-19 đang làm cho các vấn đề này trở nên phức tạp, vốn đã gây nhiều tranh cãi trước đó.

Tuy nhiên, để duy trì quỹ tái thiết liên minh châu Âu vào nửa cuối năm thì cần phải có một thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo liên minh trong tháng Sáu hoặc tháng Bảy. Theo CNN, khả năng một mùa du lịch bận rộn trong các tháng hè ở Tây Ban Nha, Italy và Greece là điều có thể dễ hiểu. Ông Centeno – người hỗ trợ Bộ trưởng tài chính Tây Ban Nha đã đưa ra tình hình khẩn cấp trong tuần.

"Điều này sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể ra đời một thỏa thuận chung về quỹ tái thiết kinh tế châu Âu trước hè. Điều này đảm bảo cho công dân, công ty và thị trường đồng thời sẽ tạo nên mức độ tín nhiệm cho châu Âu. Tuy nhiên, đây là một đàm phán rất khó khăn", ông Centeno viết trên Twitter.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ