• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hậu IS, Iraq lật ngược nước cờ quân sự: Yếu tố Iran?

Thế giới 05/01/2018 15:16

(Tổ Quốc) - Dưới áp lực của các đồng minh phương Tây, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đang bắt tay vào việc kiềm chế nhóm dân quân Shi'ite.

Dưới áp lực của các đồng minh phương Tây, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đang bắt tay vào việc kiềm chế nhóm dân quân Shi'ite đã giúp ông đánh bại Nhà nước Hồi giáo (IS).

Nhiệm vụ này sẽ không dễ dàng. Các lực lượng dân quân – còn được gọi là Lực lượng Động viên rộng rãi Iraq (PMF) hầu hết được đào tạo và hỗ trợ bởi Iran, do đó, ông Abadi có nguy cơ làm phật lòng người hậu thuẫn mạnh mẽ nhất khu vực của mình.

IS thất trận, 

Trong khi đó, đa số người Shiite Iraq đang coi 150.000 chiến binh PMF là những người đã giúp đỡ nước này vượt qua xung đột. Một số chỉ huy quân đội PMF dự kiến sẽ tranh cử chống lại ông Abadi trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 5 và một số người đã cảnh báo rằng sẽ chống lại các nỗ lực kiềm chế họ.

Kế hoạch của ông Abadi là tước vũ khí hạng nặng và giảm sức mạnh của họ xuống một nửa, theo các nguồn tin quân sự và tình báo.

Thách thức lực lượng dân quân thân Iran

Quân đội Iraq đang kiểm kê các vũ khí của PMF, chẳng hạn như xe bọc thép và xe tăng trước đó được Chính phủ trao để chống lại IS.

Tiếp theo, Abadi sẽ ra lệnh cho các chỉ huy quân đội và cảnh sát của ông lấy lại những vũ khí hạng nặng với lí do là để sửa chữa chúng. Bộ Quốc phòng sau đó sẽ loại bỏ các chiến binh quá tuổi hoặc điều kiện thể chất không thích hợp, hai nguồn quân sự cho biết.

Một kế hoạch sẽ được thực hiện với sự thận trọng và chính xác cao để ngăn chặn phản ứng tiêu cực từ các chỉ huy PMF ", một đại tá của quân đội cho hay. "Chúng tôi không thể giữ một đội quân thứ hai trong một đất nước, đây là mục tiêu chính của kế hoạch."

Kế hoạch này sẽ được giám sát chặt chẽ bởi Iran và Hoa Kỳ. Các nhóm này là một trong số rất nhiều nhóm chịu ảnh hưởng của Iran ở Iraq, trong khi đó ở Washington, Mỹ đang bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng đang lên của Tehran ở Trung Đông.

Các nhà lập pháp thân cận với ông Abadi và một trong những cố vấn chính trị của ông nói rằng ông đang chịu áp lực to lớn từ phía Tây và các đồng minh khu vực Sunni để giải thể PMF khi IS không còn là mối đe dọa lớn nữa.

"Thủ tướng Abadi đang nhận được thông điệp từ các đồng minh trong cuộc chiến chống lại IS, khuyến khích ông giải thể PMF như là một điều kiện để tiếp tục giữ sự ủng hộ từ họ trong tương lai", một cố vấn nói với điều kiện giấu tên.

Trong một cuộc điện đàm tháng trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khuyến nghị ông Abadi giải thể PMF, một cố vấn, người đã thông tin nội bộ về cuộc gọi trên cho hay.

Theo một nhà lập pháp thuộc Đảng Dawa của ông Abadi, khi IS đã bị xóa sổ tại Iraq, ông Abadi sẽ cảm thấy khó khăn hơn để tránh việc kiềm chế lực lượng dân quân.

"Abadi phản ứng trước sức ép từ các đồng minh phương Tây và vùng Vịnh của mình đối với việc giải thể PMF bằng cách nói rằng ông ta cần họ chống lại IS, nhưng bây giờ IS đã bị đánh bại và không có lý do gì để giữ PMF", nhà lập pháp nói.

Trong bất kỳ trường hợp nào, ông Abadi cũng không tin tưởng vào người Iran, những đồng minh dân quân hành động như một nhà nước trong một nhà nước, một nhà lập pháp Shi'ite thân cận với thủ tướng Iraq cho hay.

"Abadi coi sự ủng hộ của phương Tây, Hoa Kỳ và các quốc gia Ảrập trong khu vực như là điều không thể thiếu trong việc giúp Iraq ổn định hơn trong tương lai", nhà lập pháp này nói.

Tuy nhiên, các chỉ huy quân đội, như Ali al-Hussaini từ Lữ đoàn Imam Ali, nói rằng PMF đã đóng một phần quan trọng trong việc đánh bại IS và giải thể họ là một "sai lầm lớn".

Ông nói: "Chúng tôi có hàng triệu người tin theo, những người sẽ bảo vệ quyền của chúng tôi chống lại bất kỳ nỗ lực nhằm vào mình".

Tuy nhiên, một ủy ban hỗn hợp các lực lượng từ quân đội, cảnh sát, và các cơ quan tình báo sẽ xem xét số lượng tay súng PMF và đưa ra các khuyến nghị cho Abadi, người sẽ quyết định ai sẽ ở lại và ai sẽ nghỉ hưu, theo lời một đại tá tình báo quân đội thân cận lực lượng quân sự chính phủ

Abadi cũng sẽ ra lệnh cho các chỉ huy của ông ta cơ cấu lại lực lượng PMF.

Một đại tá quân đội nói rằng việc tước vũ khí hạng nặng từ các lực lượng dân quân sẽ không dễ dàng, khi họ kiểm soát hàng trăm trụ sở, kho vũ khí, trại giam, và thậm chí các nhà máy tên lửa nhỏ.

Ảnh hưởng của Iran?

Việc giải giáp các lực lượng dân quân là một trong những thách thức khó khăn nhất của Abadi. Họ thường hoạt động hiệu quả hơn so với lực lượng an ninh Iraq và thường phản đối Baghdad với sự hỗ trợ của Tehran.

Họ cũng có sự ủng hộ từ giáo sĩ Shi'ite có ảnh hưởng nhất ở Iraq - Grand Ayatollah Ali al-Sistani.

Các chỉ huy quân đội Shi'ite Iraq công khai trung thành với Tehran, các cố vấn Iran được nhìn thấy xuất hiện trên các chiến trường Iraq, và Nhà lãnh đạo Tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei, đã cảnh báo Abadi vào tháng 6 về việc làm suy yếu các lực lượng dân quân.

PMF đã nổi lên sau khi Sistani kêu gọi người Iraq tham gia vũ trang chống lại IS khi tổ chức này kiểm soát 1/3 lãnh thổ Iraq trong năm 2014.

Các nguồn tin an ninh và các nhà phân tích nói rằng bất kỳ nỗ lực nào của Abadi để hạn chế ảnh hưởng của PMF có thể dấy lên một phản ứng dữ dội từ Shi'ites, những người mong muốn các lực lượng dân quân bảo vệ họ trong trường hợp có xung đột bè phái tại Iraq.

Bất kỳ phản ứng dữ dội nào cũng có thể dẫn đến việc kết hợp liên minh các đảng chính trị thân Iran với đủ số ghế trong Quốc hội để chấm dứt kế hoạch tranh cử nhiệm kỳ thứ hai của Abadi.

Ông Jasim al-Bahadli, một chuyên gia về các nhóm vũ trang của Shiite, nói rằng thành công của Abadi đối với việc xóa sổ IS và ngăn chặn ảnh hưởng từ cuộc trưng cần dân ý giành độc lập của người Kurd ở Iraq có thể khiến ông trở nên quá tự tin trong việc hành động chống lại các lực lượng dân quân.

"Chơi rắn với PMF có thể là một con dao hai lưỡi, họ nổi tiếng đến mức Abadi không nên đánh giá thấp họ."

Lực lượng cầu viện mạnh mẽ

Để chống lại sự nổi tiếng của PMF, Abadi đã chuyển hướng sang giáo sĩ Moqtada al-Sadr, người đã từng lãnh đạo cuộc nổi dậy vũ trang chống lại lực lượng Mỹ và bị Lầu Năm Góc coi là người nguy hiểm nhất tại Iraq.

Hai người này đã tổ chức một cuộc họp bí mật tại thành phố thánh Karbala của người Shi'ite vào ngày 11/11 để thảo luận về việc Sadr giúp chính phủ giải giới lực lượng trên, theo các trợ lý cho cả hai bên tham dự cuộc họp.

Sadr coi các lực lượng dân quân là một mối đe dọa đối với vai trò của ông trong vai trò là người giúp định hình nền chính trị hỗn loạn của Iraq.

Trong cuộc họp của họ, Abadi đề nghị Sadr ủng hộ ông trong nỗ lực "làm sạch đất nước" của các chính trị gia tham nhũng và những người có thể cố gắng sử dụng các nhóm vũ trang để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử, một cố vấn cho Sadr nói.

"Họ nói về việc chấm dứt hoạt động của các lực lượng dân quân đứng trên pháp luật, chống tham nhũng, và tất nhiên, ủng hộ nỗ lực của Abadi để trở thành Thủ tướng của nhiệm kỳ thứ hai", nguồn tin trên nói.

Một số nhà lập pháp thân cận với ông Abadi và các nguồn tin gần gũi với Sadr cho biết Thủ tướng đã giành được bảo đảm về sự hỗ trợ của giáo sĩ để ngăn chặn PMF can thiệp vào cuộc bầu cử.

"Sadr có thể kêu gọi hàng trăm ngàn người đổ ra đường phố để bày tỏ sự ủng hộ cho Abadi , ông ấy sẽ làm cho đối thủ của Abadi phải suy nghĩ lại trước khi thách thức Thủ tướng", một chính trị gia Shi'ite cao cấp thân cận Sadr nói.

Trên thực tế, Sadr có kế hoạch làm điều đó trong tương lai gần, một nguồn tin khác nói.

Các nguồn tin thân cận Sadr nói ông cũng hứa sẽ thuyết phục Sistani ủng hộ kế hoạch của Abadi để ngăn chặn các lực lượng dân quân.

Theo các nguồn tin an ninh và các nhà phân tích, điều này có thể giúp ông Abadi có thắng lợi vượt lên các lực lượng dân quân, bao gồm hơn 66 nhóm, trong đó hơn 40 nhóm được cho là do Iran hỗ trợ.

Điều này cũng sẽ đưa ông Abadi vào một vị trí mạnh mẽ chống lại một trong những đối thủ thách thức chính của ông là Hadi al-Amiri, người chỉ huy lực lượng dân quân người Shi'ite được Iran ủng hộ lớn nhất tại Iraq - tổ chức Badr.

"Badr sẽ dẫn đầu danh sách cùng PMF trong cuộc bầu cử kế tiếp dưới sự lãnh đạo của Hadi al-Amiri", Ameer al-Kinani, cố vấn cho Tổng thống Iraq Fuad Masum nói. 

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ