(Tổ Quốc) - Syria chưa thể được xem là tiến tới thỏa thuận hòa bình trong khi Tổng thống Nga và Tổng thống Iran vẫn có khác biệt trong nỗ lực giải quyết vấn đề lực lượng người Kurds tại Syria.
Thỏa thuận hòa bình đã đạt được?
Nội chiến Syria đang có dấu hiệu lắng xuống, các đồng minh Nga, bao gồm Iran, muốn chuyển các căn cứ quân sự thành một khu định cư ổn định quốc gia và bảo vệ quyền lợi của họ trong khu vực. Chính phủ Israel liên tục phản đối mạnh mẽ viễn cảnh này.
Tổng thống Putin và Tổng thống Assad trong cuộc gặp gỡ các quan chức quân đội Nga tại căn cứ không quân Hmeimim, Syria trong tháng 12. Ảnh: AFP |
Một năm sau khi phe đối lập tham gia cuộc chiến tại Aleppo, lực lượng chính phủ do Nga và Iran hậu thuẫn đã giải phóng không ít các lãnh thổ do khủng bố IS chiếm đóng.
Khi các cuộc đàm phán do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn tại Geneva thất bại, Nga lại đang chuẩn bị cho chương trình chính trị mới trong năm 2018. Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố sứ mệnh cho quân đội Nga trong chuyến thăm căn cứ không quân Syria tuần này và cho biết các điều kiện đã chín muồi cho giải pháp chính trị.
Mặc dù Mỹ luôn nhấn mạnh đến việc ông Assad phải ra đi nhưng Mỹ và các chính phủ khác đã hậu thuẫn phe đối lập và cuối cùng đã đầu hàng trước Nga khi nội chiến kết thúc, một quan chức cấp cao của phe đối lập Syria nói trên Reuters.
Tầm nhìn tại Damascus cho thấy điều này sẽ bảo vệ vị trí của Tổng thống Assad. Một quan chức Syria tại Damascus cho biết, rõ ràng vẫn đang trên chặng đường mà Nga có thể kiểm soát nó.
“Có một chút thay đổi cho lộ trình khủng hoảng Syria và có một vài dấu hiệu thay đổi tốt hơn”, quan chức này nói.
Tuy nhiên, các nhà phân tích đang mong muốn ngoại giao Nga có thể mang tới hòa bình cho Syria. Điều này khuyến khích hàng triệu người tị nạn trở về hay đảm bảo hỗ trợ tái xây dựng lại quan hệ với phương Tây.
Theo các nhà quan sát, không có tín hiệu về việc Tổng thống Assad sẵn sàng thỏa hiệp với phe đối lập. Chiến tranh có thể tạo điều kiện cho các đồng minh lớn khác bao gồm, Iran và Vệ binh cách mạng Hồi giáo tăng cường hiện diện trong khu vực.
Các nhà phân tích cho rằng, Tổng thống Assad và các đồng minh giờ đây chỉ là một phần của Syria bởi sự tham gia của nhiều lực lượng khác bao gồm người Kurd do Mỹ hậu thuẫn đang nắm quyền kiểm soát tại phía Bắc và Đông Syria. Lực lượng người Kurd giờ đây họ đang chú ý đến việc nắm quyền tự trị hơn là đấu tranh chống lại lực lượng Damascus.
Các lực lượng nổi dậy chống lại chính quyền Tổng thống Assad vẫn bám trụ lại lãnh thổ: một phần ở phía Tây Bắc thuộc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và một phần phía Tây Nam tại biên giới Israel cùng với đó phía Đông Ghouta gần Damascus.
“Vệ binh cách mạng Iran rõ ràng cảm thấy họ đã chiến thắng trong cuộc chiến này. Phe cứng rắn bày tỏ không quan tâm đến bất kỳ điều gì mà chỉ tập trung vào thích nghi với chính quyền Assad. Vì thế, điều này khó để nhìn thấy diễn biến thực sự tiếp theo”, cựu đại sứ Đan Mạch tại Syria Rolf Holmboe cho biết.
“Tổng thống Assad không bao giờ chấp nhận hướng giải quyết chính trị chia đôi quyền lực. Hướng giải quyết mà ông Assad sẽ lựa chọn hiện tại là để đóng băng tình hình hiện tại”, ông Holmboe nói thêm.
Thế giới mệt mỏi vì khủng hoảng
Nội chiến Syria vẫn dai dẳng kể từ khi Nga tăng cường lực lượng không quân hậu thuẫn chính quyền Assad trong cuộc chiến này.
Năm nay, các phạm vi ảnh hưởng của Syria đã nhân rộng hơn: Nga đã đạt được các thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Jordan nhằm kiềm chế xung đột với phương Tây, gián tiếp hậu thuẫn sự lớn mạnh cho chính quyền Assad tại phía Đông và Washington liên tục tăng viện trợ binh lính tại khu vực.
Mặc dù Tổng thống Assad dường như không thể đánh bại nhưng phương Tây vẫn kì vọng thay đổi thông qua việc liên kết quá trình chính trị đáng tin cậy dẫn tới một sự chuyển giao thể chế thực sự.
Trong khi các bên vẫn trao đổi dựa trên nguyên tắc thỏa thuận hòa bình và phải được thông qua của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thì Nga lại thúc tiến chương trình hòa bình tại Hội nghị Sochi. Mục đích này nhiều khả năng Moscow muốn đưa ra hiến pháp mới sau bầu cử.
“Phe đối lập Syria cho rằng, Mỹ và các quốc gia khác đã mở đường cho Nga. Sochi, mà không phải Geneva, sẽ là điểm chính của Hội nghị”, các nhà quan sát nhận định.
“Cả Mỹ, Pháp, các quốc gia Saudi đều hiểu vấn đề này. Đây rõ ràng là kế hoạch và không quốc gia nào phản đối điều này bởi vì cả thế giới đều quá mệt mỏi với khủng hoảng”, phe đối lập cho biết.
Các đề xuất, bao gồm cả việc hình thành chính phủ mới tổ chức bầu cử, sẽ bao gồm cả những người tị nạn Syria.
Thời gian có thể là 6 tháng, 2 năm, 3 năm. Tất cả đều phụ thuộc vào Nga và Mỹ. Nếu Moscow và Washington vẫn còn giữ khoảng cách xa thì tiến trình bầu cử và chuyển giao chính trị Syria vẫn còn bỏ ngỏ, phe đối lập cho biết.
Nga bày tỏ lo lắng về tiến trình chính trị, tuy nhiên, Moscow vẫn duy trì các điều khoản của riêng mình, nhà phân tích cao cấp của Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG) Noah Bonsey cho biết.
“Tôi không chắc chắn Nga ý thức tốt nắm bắt điều đó và có thể đạt được các mục tiêu chính trị trong phạm vị Moscow có. Nga có sự phân chia quyền lợi giữa họ và các đồng minh. Yếu tố người Kurd là khía cạnh mà Nga và Iran luôn có các mục tiêu khác nhau”, ông Noah Bonsey nói thêm.
“Từ khi bắt đầu khủng hoảng đã có sự khác biệt giữa Nga và Iran. Người Nga cho rằng, người Kurd có lý do để tính toán”, nhà chính trị người Kurd Fawza Youssef nói
Tình hình tại phía Tây Nam vẫn tồn tại nhiều khác biệt có thể thúc đẩy phản ứng quân sự của Israel.
“Vẫn còn hàng loạt câu hỏi và rất nhiều xung đột leo thang vẫn tiếp tục diễn biến mạnh mẽ tại Syria”, ông Bonsey nói thêm.
(Theo haaretz)