(Tổ Quốc) - Giới quan sát cho rằng, hậu thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai đang là cơ hội cho Nga thúc đẩy quan hệ với Triều Tiên trong thời gian tới.
Hậu thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai
Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tham gia thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai tại Hà Nội, các nhà ngoại giao và quan chức tình báo Mỹ đã đưa ra dự đoán kết quả có thể đạt được.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Trump tại thượng đỉnh lần hai. Ảnh:KCNA/Reuters
Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai liên tục thu hút sự chú ý của thế giới về các thay đổi cho quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên trong thời gian tới.
Nhiều ngày trước khi diễn ra thượng đỉnh, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tiết lộ rằng Washington từng yêu cầu Nga cho ra các gợi ý về những gì có thể đạt được tại thượng đỉnh. Vào năm ngoái Tổng thống Putin từng công khai đánh giá cao quyết định ban đầu của Tổng thống Trump trong cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Tuy nhiên, các dòm ngó của truyền thông quốc tế liên tục đưa ra các đánh giá không được triển vọng nhiều trong quan hệ giữa Moscow và Washington.
Nhà Trắng từng tự hào chia sẻ trên Fox News về cuộc gặp thượng đỉnh Hà Nội, đánh giá cao nỗ lực từng bước cho quan hệ giữa Mỹ và Triều trong thời gian tới.
"Tổng thống Trump biết chính xác những gì ông muốn từ Triều Tiên. Đo là phi hạt nhân hóa hoàn toàn và không thể đảo ngược", tờ Fox news cho biết.
Nga không ảo tưởng về điều này. Tổng thống Putin cho biết, Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ chương trình hạt nhân cho dù cuộc sống người dân nước này có cùng cực.
Cơ quan tình báo Mỹ và một số quan chức ngoại giao bày tỏ nghi ngờ về khả năng tiến triển về tiến trình phi hạt nhân hóa tại thượng đỉnh lần hai.
Truyền thông Triều Tiên từng chỉ trích Đảng dân chủ Mỹ và cơ quan tình báo Mỹ về việc tạo căng thẳng trước thềm thượng đỉnh. Truyền thông Nga cho biết: "Thượng đỉnh Mỹ và Triều Tiên đã kết thúc sớm hơn dự đoán".
Truyền thông Nga dường như cũng nghi ngờ về khả năng Triều Tiên có thể phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Trước thượng đỉnh Hà Nội, truyền thông nhà nước Nga phỏng đoán rằng Triều Tiên sẽ có các thỏa thuận lớn với Mỹ nhưng sẽ không thể có được cam kết hoàn toàn về hạt nhân. Liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, truyền hình Nga từng có đăng tải tuyên bố: "Chúng tôi tin tưởng nhà lãnh đạo Kim Jong-un và hi vọng ông ấy sẽ không từ bỏ điều gì".
Cơ hội cho Nga hậu thượng đỉnh?
Trong khi các trừng phạt áp đặt bởi vì các vụ thử hạt nhân và tên lửa vẫn dự đoán có khả năng tồn tại thì Triều Tiên lại lựa vào thế bí này để thúc đẩy quan hệ thương mại với Nga và Trung Quốc. Ở cùng thời điểm, điện Kremlin cuối cùng đang thu xếp cho thượng đỉnh sắp tới giữa Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Kim Jong-un. Thời gian chính thức cho chuyến thăm của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Nga sẽ có trong tương lai gần và điện Kremlin hiện vẫn giữ liên lạc với các quan chức Triều Tiên.
Trong khi đó, Washington vẫn bày tỏ thiện chí nhượng bộ đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhưng chưa có hành động chắc chắn.
Trước thềm thượng đỉnh lần hai, Mỹ từng bày tỏ mong muốn Triều Tiên từ bỏ các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Đồng thời, Bình Nhưỡng cũng lên tiếng muốn Washington nới lỏng các trừng phạt.
Khu thử hạt nhân Yongbyon sản xuất urani và nhiên liệu khác cho quá trình sản xuất bom hạt nhân. Tuy nhiên, đây không phải là khu hạt nhân duy nhất tại Triều Tiên.
Trong quá khứ, Triều Tiên từng đưa ra thỉnh cầu giảm các hoạt động tại Yongbyon trong cuộc đàm phán với các chính quyền Mỹ trước đó. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, Bình Nhưỡng vẫn còn có các khu thử hạt nhân khác và sẽ không từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Triều Tiên được dự đoán có khoảng 20 khu thử tên lửa đạn đạo chưa đóng cửa và được tin có khoảng từ 40-50 đầu đạn hạt nhân.
Tổng thống Trump đã trì hoãn các cuộc diễn tập quân sự chung với Hàn Quốc và trì hoãn các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn.
Trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Putin vào năm 2017, Tổng thống Nga đã có lời khuyên với Mỹ chấm dứt các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc. Giới quan sát lại cho rằng, việc trì hoãn các cuộc diễn tập sẽ không mang lại bất kỳ điều gì thay đổi từ động thái của Triều Tiên.
Tại Moscow, kể từ thượng đỉnh Mỹ-Triều, các vấn đề liên quan đến Triều Tiên cũng được thảo luận trong chương trình truyền hình nhà nước của Nga. Cựu đại sứ Nga tại Triều Tiên cho biết, thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ là thành tích cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong nỗ lực cải thiện kinh tế đất nước.
Chuyên gia quân sự Nga và Tổng biên tập tạp chí quốc phòng - ông Igor Korotchenko cho biết, kết quả thượng đỉnh có thể là một thắng lợi cho Triều Tiên.
Ông Dmitry Kiselyov, người dẫn chương trình tin tức hàng tuần của Nga - Vesti Nedeli kết luận rằng đàm phán với Triều Tiên là tuyên bố duy nhất của Tổng thống Trump
Theo tờ the Daily Beast, nhiều dự đoán thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai có thể sẽ là cơ hội vàng cho quan hệ giữa Nga và Triều Tiên trong thời gian tới.