• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hiệp ước Bầu trời Mở tính đường sinh tồn sau khi Mỹ ra đi

Thế giới 06/07/2020 11:22

(Tổ Quốc) - Các bên tham gia Hiệp ước Bầu trời mở (OST) sẽ triệu tập cuộc họp trong ngày thứ Hai để thảo luận về quyết định rút khỏi thỏa thuận này của Mỹ, theo tin từ Sputnik.

Trang tin này cho biết cuộc họp trên dự kiến sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến. OST được ký kết năm 1992 và có hiệu lực 10 năm sau đó, cho phép các bên kí kết thực hiện các chuyến bay giám sát không có vũ trang trên lãnh thổ của nhau để thu thập dữ liệu về các hoạt động quân sự. Thỏa thuận này có 35 nước kí kết, trong đó còn 1 nước là Kyrgyzstan chưa được phê chuẩn.

Hiệp ước Bầu trời Mở tính đường sinh tồn sau khi Mỹ ra đi - Ảnh 1.

Câu hỏi đang để ngỏ đối với các nước thành viên OST về việc cứu vãn hiệp ước này sau khi Mỹ tuyên bố ra đi. Ảnh: AP.

Vào ngày 21 tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố nước ông từ bỏ thỏa thuận này với cáo buộc Nga lâu nay đã không tuân thủ nó. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố ngay sau đó rằng Washington sẽ rời đi trong sáu tháng trừ khi Moscow cam kết tuân thủ hiệp ước. Về phần mình, Nga phủ nhận cáo buộc vi phạm các điều khoản của OST.

Quyết định của Hoa Kỳ đã dấy lên sự thất vọng từ các thành viên khác kí kết OST, bao gồm Pháp, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Phần Lan, Luxembourg, Hà Lan, Cộng hòa Séc và Thụy Điển. Tổng thư ký Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE Thomas Greminger cũng bày tỏ hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ xem xét lại quyết định của mình.

Bình luận về hành động của Mỹ, Angela Kane, cựu đại diện cấp cao của Liên Hợp Quốc về các vấn đề giải trừ quân bị nói: "Có vẻ như rất khó có khả năng Mỹ sẽ rút lại quyết định".

Nikolai Sokov, một chuyên gia cao cấp tại Trung tâm giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí Vienna, từng chia sẻ với Sputnik rằng Hiệp ước Bầu trời mở có thể sẽ còn hiệu lực, nhưng chỉ tạm thời cho đến khi tầm nhìn chính trị tại Mỹ trở nên rõ ràng sau cuộc bầu cử tổng thống sắp tới .

"Ít nhất, mọi người sẽ chờ đợi cuộc bầu cử tiếp theo của Hoa Kỳ vào tháng 11. Tuy nhiên, nếu ông Donald Trump được tái đắc cử, thì Hiệp ước Bầu trời Mở sẽ bắt đầu chia rẽ: thật khó để tưởng tượng việc Nga sẽ vẫn tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí vô thời hạn trong khi Hoa Kỳ không tham gia ", ông Sokov nói.

Theo lập luận của chuyên gia này, động thái này đối với OST có thể đại diện cho những gì Mỹ dự định làm đối với Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (NewSTART). Thỏa thuận này ràng buộc về mặt pháp lý giữa Mỹ và Nga về kiểm soát vũ khí hạt nhân, có hiệu lực kể từ năm 2011, dự kiến hết hạn vào tháng 2 năm 2021 và có khả năng được gia hạn thêm năm năm nữa.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ