Tín hiệu hợp tác Nga-Mỹ
Các nghi ngờ đặt ra khi ứng viên cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump Michael Flynn thường xuyên liên lạc với đại sứ Nga tại Mỹ Kislyak. Thời gian các cuộc gọi của giữa Flynn và Kislyak đều xoay quanh các thảo luận về lệnh trừng phạt đối với Nga hay ông Trump có ủng hộ lệnh trừng phạt này. Mặc dù vậy, cả hai bên đều xác nhận rằng không có bất kỳ thảo luận lệnh trừng phạt nào giữa các cuộc gọi Flynn – Kislyak. Theo tờ Washington Post, đã có nhiều cuộc gọi giữa Flynn và Kislyak. Cuộc gọi đầu tiên vào 19/12 sau vụ việc tấn công khủng bố Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ.Cuộc điện đàm thứ hai, ngày 28/12, ông Flynn gọi điện để bày tỏ lời chia buồn về vụ chiếc máy bay Nga chở một dàn hợp xướng đến Syria gặp nạn, đồng thời để bàn về cuộc điện đàm giữa ông Putin và ông Trump sau khi ông Trump nhậm chức cũng như thảo luận về lời mời ông Trump đến Kazakhstan vào cuối tháng 1 từ phía Nga. Người phát ngôn cho ông Trump Sean Spicer cho hay, cả Flynn và Kislyak đã từng chúc mừng nhau vào dịp giáng sinh hôm 25/12, cuộc gọi thoại hôm 28/12 bắt đầu từ những dòng tin nhắn mà Kislyak muốn Flynn nói chuyện qua điện thoại. Flynn đã chấp thuận.
“Điều này hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu”, ông Spicer nói.
Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ cũng đã mở cuộc điều tra lại kết quả tình báo này. Tờ Reuters ngày 14.1 dẫn tuyên bố của Chủ tịch Uỷ ban tình báo Thượng viện, ông Richard Burr và Phó chủ tịch Mark Warner cho hay, Ủy ban này có kế hoạch chất vấn các quan chức cấp cao của cả hai chính quyền Trump và Obama và có thể ra yêu cầu làm chứng bắt buộc trước tòa đối với họ.
Chủ tịch Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ Richard Burr nói rằng, phạm vi thẩm tra sẽ được điều tra những cáo buộc cho rằng Nga dùng các vụ tấn công mạng để can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, cũng như mối liên hệ giữa Nga và các chiến dịch chính trị.
Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đã có cuộc họp báo trong tuần qua. Một vài xác nhận xung quanh việc chịu trách nhiệm của Nga đối với vụ tấn công mạng. Ông Trump tiếp tục phản đối kết luận của cơ quan tình báo rằng Nga rò rỉ thông tin để tạo đà cho ông Trump chiến thắng. Và trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal ngày 13/1, ông Trump tuyên bố ông có thể sẽ duy trì trong một năm một số biện biện pháp trừng phạt Nga của chính quyền Barack Obama nhưng sau đó sẽ dỡ bỏ chúng.
Cả Trump và Flynn đều kêu gọi tăng cường hợp tác với Nga và liên tục chỉ trích chính quyền hiện tại bởi việc bỏ lỡ các cơ hội cũng như sự lãnh đạo kém.
Lời mời đến Mỹ và hứa hẹn hòa bình
Cuộc họp tại Astana diễn ra sau một nỗ lực kéo dài cả năm nhưng không thành công mà chính quyền Mỹ và Nga theo đuổi, nhằm thực hiện lệnh ngừng bắn và bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình ở Syria. Moscow và Washington đã cáo buộc lẫn nhau phá hoại nỗ lực đó.
Hội nghị Astana từng được xem là một nỗ lực lâu dài nhưng dường như thất bại trong chính quyền Tổng thống Obama. Dưới thời Tổng thống Obama, các cuộc đàm phán Astana đã không mang lại thành công. Moscow và Washington liên tục đỗ lỗi cho nhau và bất thành trong các nỗ lực chung tại mỗi cuộc đàm phán. Nga dường như muốn bắt đầu một tiến trình mới, khẳng định vai trò dẫn đầu trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Và lời mời đến ông Trump cũng là một động thái đầy hứa hẹn cho tương lai.
Nga vừa có lời mời đến Tổng thống mới đắc cử Donald Trump tham gia cuộc đàm phán hòa bình về tình hình Syria do Thổ Nhĩ Kỳ và Nga khởi xướng, dự kiến sẽ diễn ra tại Thủ đô Astana của Kazakhstan vào ngày 23-1 tới. Đại sứ Nga tại Washington Sergey Kislyak đã có cuộc điện đàm bằng điện thoại với cố vấn an ninh quốc gia của Trump Michael Flynn và cũng đã có lời mời trước đó từ hôm 28/12/2016. Tuy nhiên, chưa có quyết định nào được thông qua vào thời điểm đó và cũng không có sự chắc chắn rằng Mỹ sẽ tham gia hội nghị Astana.
Việc tham gia của Mỹ, đặc biệt nếu được chấp thuận, sẽ là một dấu hiệu đầu tiên thúc đẩy quan hệ hợp tác Nga-Mỹ và tín hiệu đồng lòng giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sẽ là hợp thức hóa trong kỷ nguyên Trump.
Phát ngôn viên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thông báo hôm thứ Sáu, Mỹ sẽ tham gia cuộc đàm phán tổ chức tại Astana, thủ đô của Kazakhstan. Cuộc đàm phán sẽ diễn ra vào 23/1, khoảng ba ngày sau lễ nhậm chức chính thức của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump. Chính quyền Syria và các thành viên cũng mong chờ sự có mặt từ phía Mỹ.
Mỹ sẽ tham gia?
Nga và Iran liên tục cung cấp các thiết bị quân sự cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhằm chống lại lực lượng mới nổi dậy được hậu thuẫn bởi Mỹ và nhóm Al-Qaeda. Ông Trump liên tục lên án Iran trong khi đó lại kêu gọi sự liên minh với Nga trong hoạt động chống khủng bố.
Rex Tillerson, ứng viên sáng giá của Trump trong vị trí ngoại trưởng Mỹ cho hay, cả Nga, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cần phải chung tay cho vấn đề Syria. Việc tham gia của Mỹ sẽ phần nào giải quyết các xung đột. Tuy nhiên, ông Tilllerson lại cho rằng, việc hợp tác giữa Mỹ và Iran trong vấn đề Syria lại không phù hợp với lợi ích nước Mỹ.
Mặc dù cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều là đồng minh của NATO và cả quốc gia đều thống nhất chung trong việc chống lại Nhà nước Hồi giáo IS nhưng các quyền lợi luôn bị đảo ngược khi có sự liên quan của vấn đề Syria.
Nga, đang nhìn thấy nhiều cơ hội thuận lợi. Nhiều tháng nay, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Syria Erdogan đã có trao đổi thường xuyên và liên tục đưa ra các kế hoạch sẽ gặp gỡ trong một cuộc đàm phán đầu tiên sau gần một năm tại Astana cùng với Iran.
Trong khi chính quyền ông Obama dường như vẫn cứng nhắc trong vấn đề Syria thì chính quyền mới của ông Trump lại tỏ ra ủng hộ cuộc họp Astana.
Staffan de Mistura, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria cho hay, LHQ liên tục ủng hộ cuộc họp Astana. LHQ sẽ liên tục cập nhật thông tin và mong muốn yếu tố thành công của cuộc họp.
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ và Nga chắc chắn sẽ có cuộc họp kín riêng, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lại tỏ ra lo lắng sự vắng mặt của Mỹ và mong muốn Washington có thể tham gia.
“Nên có lời mời về cuộc họp Astana đến Mỹ, cả Thổ và Nga đều chấp nhận điều này. Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của Mỹ trong cuộc họp lần này”, Bộ trưởng ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói.
(Theo scmp)