(Tổ Quốc) - Theo SCMP, Hong Kong và Hàn Quốc đang dẫn đầu trong cuộc chiến chống Covid-19 mặc dù cả hai đều không áp dụng biện pháp phong toả.
Ba tháng kể từ khi báo cáo ca nhiễm nhiễm Covid-19 đầu tiên, Hong Kong và Hàn Quốc đều liên tục có số ca nhiễm tăng cao. Cho đến hiện tại, cả hai đang chỉ cho thế giới thấy rằng "ánh sáng cuối đường hầm" đã xuất hiện khi khả năngđầy lùi dịch bệnh của Hong Kong và Hàn Quốc sắp có thể đạt được.
Theo SCMP, Hong Kong ngày 20/4 đã thông báo không có ca nhiễm Covid-19 mới lần đầu tiên trong gần 2 tháng qua trong khi Hàn Quốc đã thông báo vào ngày 19/4 rằng nước này có số ca nhiễm thấp nhất trong 2 tháng qua.
Ở Hong Kong và Hàn Quốc, các gợi ý cho thấy thành công Hong Kong và Hàn Quốc đã đạt được trong bối cảnh nới lỏng các hạn chế xã hội. Seoul cho biết, chiến dịch giãn cách xã hội sẽ áp dụng đến ngày 5/5 đồng nghĩa với việc nước này tiếp tục nới lỏng các hạn chế về các hoạt động thể thao và tụ tập công cộng bao gồm các dịch vụ chùa.
Trong khi đó, nghiên cứu tại Đại học Hong Kong cho biết, nhiều biện pháp hạn chế của Trung Quốc vẫn ngăn chặn được phần nào mức độ lây lan của virus mà không cần phải dùng đến biện pháp phong toả. Vì vậy, biện pháp phong tỏa có thể tính đến phương án nới lỏng trong thời điểm này.
Tính đến ngày 20/4, Hong Kong đã xác nhận 1023 ca nhiễm Covid-19 và 4 người tử vong kể từ ca nhiễm đầu tiên được thông báo vào ngày 23/1. Hàn Quốc có 13 ca nhiễm mới vào ngày 20/4 trong tổng số 10642 ca nhiễm và 236 ca tử vong.
Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát cả Hong Kong và Hàn Quốc đều đối mặt với các chỉ trích trong cách thức xử lý dịch bệnh. Tuy nhiên, bởi vì cả hai đã xoay chuyển nhanh tình thế giảm các ca nhiễm mà không cần phải thúc đẩy biện pháp phong tỏa giống như các quốc gia khác trên thế giới áp dụng.
Ví dụ như ở Pháp, người dân cần phải cho phép mới có thể ra khỏi nhà. Tại Hong Kong và Hàn Quốc, người dân có thể tự do đi bộ trên đường phố và thậm chí ăn uống ở nhà hàng mặc dù có hạn chế về chỗ ngồi.
Giới quan sát phương Tây đã có các đánh giá cách xử lý dịch bệnh, trong đó nhấn mạnh đến kinh nghiệm của Hong Kong và Hàn Quốc là một ví dụ điển hình về hành động chống dịch tốt, trong đó khẳng định phương thức xét nghiệm tiến hành hiệu quả đồng thời cho rằng không cần thiết phải áp dụng các biện pháp quá cứng nhắc trong phòng chống dịch Covid-19.
Ông Kim Ki-hyun – Giám đốc đơn vị quản lý an toàn tại Seoul nói rằng: "Không giống các quốc gia khác, sự can thiệp nhanh nhạy của chính phủ, việc truy dấu ca nhiễm và tiến hành cách ly cá nhân nhiễm bệnh cùng với đáp ứng thông tin minh bạch đã giúp đất nước ngăn chặn được virus trong khi vẫn không phải đóng cửa kinh tế.
Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực của chính phủ thì giới quan sát cũng đánh giá cao nỗ lực thành công của cả Hong Kong và Hàn Quốc là ý thức của người dân.
"Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm giảm đáng kể vì các nỗ lực của chính phủ thì chúng ta không thể không nhắc đến các nỗ lực của người dân mang lại thành công", Chae Su-mi – một nhà nghiên cứu hàng đâu tại Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc cho biết. "Mặc dù chính phủ có chút bất ngờ về mức độ lây nhiễm của loại virus chủng mới này ngay thời điểm bùng phát bệnh cùng với đó là tỷ lệ tử vong không mong muốn nhưng xã hội đã luôn hợp tác để xử lý dịch bệnh".
Sức mạnh của người dân
Ông Chae lập luận, người dân Hàn Quốc và Hong Kong đã cảnh báo ngay lập tức việc đeo khẩu trang và tự bảo vệ mình trước khi có hướng dẫn chính thức của chính phủ. Mặt khác, người dân phương Tây đang phải trải qua thời gian khó khăn của dịch bệnh, ví dụ như Italy và Mỹ. Người dân hai quốc gia này đều chờ đợi các hành động từ phía chính phủ. Các trì hoãn khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn bởi sự thật rằng, chính phủ Mỹ và Italy đã có hành động chậm để ngăn ngừa mức độ nguy hiểm của dịch bệnh.
"Tôi cho rằng, các nước phương Tây quá tự tin và không có sự chuẩn bị trước. Một số quốc gia như Mỹ không thực hiện giãn cách xã hội cho đến khi tình hình trở nên nghiêm trọng", ông Chae nói.
Ngay cả khi công chúng trở nên nhiều lo lắng thì người dân phương Tây vẫn chậm chạp chống dịch bởi chính phủ chưa có biện pháp cứng rắn chống dịch bệnh. Tại Italy, chiến dịch "Milan Doesn't Stop" (Milan chưa kết thúc) khuyến khích các quán bar vẫn tiếp tục mở cửa trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn tuyên bố Mỹ sẽ không phong toả.
Thêm vào đó, ngay ở giai đoạn đầu của dịch bệnh, thậm chí ở các thành phố phương Tây có thực hiện các biện pháp cách ly thì các hạn chế vẫn chưa thực hiện đầy đủ. Các bảo tàng vẫn mở hoặc người dân vẫn tiếp tục cuộc sống của họ một cách bình thường.
"Mặc dù có lệnh cách ly từ chính phủ nhưng người dân vẫn tổ chức tiệc tại nhà khách mà tôi đang ở", Kim Jin-sol – một sinh viên Hàn Quốc học ở Italy cho biết.
Và thậm chí khi chính phủ Italy đưa lời khuyên chấm dứt việc ôm ấp hoặc gần khoảng cách tiếp xúc thì nhiều người dân Italy vẫn miễn cưỡng không chấp hành theo lời khuyên.
Trong một nghiên cứu của bài báo "The Lancet Public Health", các nhà nghiên cứu Đại học Hong Kong cho biết, giãn cách xã hội và các biện pháp khác ở Hong Kong, bao gồm đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc nơi đông người sẽ "đánh bay" virus.
"Các chính phủ khác có thể học hỏi thành công chống dịch từ Hong Kong", nhà nghiên cứu đứng đầu Benjamin Cowling, giáo sư dịch tễ học và thống kê sinh học tại khoa y tế công cộng Đại học Hong Kong cho biết. "Nếu các biện pháp này và ý thức chấp hành của người dẫn tốt thì dịch bệnh có giảm đi phần nào".
Theo trang SCMP, Hàn Quốc cũng vậy. Seoul đã chỉ ra cho các đối tác phương Tây công tác hợp tác chống dịch.
Một lý do khác trong thành công chống dịch của châu Á có lẽ xuất phát từ bài học chống dịch bệnh SARS năm 2003.