• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Hời hợt” của Mỹ đang khiến Nga phát điên

Thế giới 23/10/2017 13:03

(Tổ Quốc) - Nga đang tỏ ra bất an nhiều hơn là đắc ý trong chính sách ngoại giao của Mỹ.

Cảm giác vô vọng

Nga bộc lộ lo lắng về các chính sách ngoại giao không đoán trước được của Mỹ. Xung quanh các vụ việc rò rỉ liên quan trong bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, các nhà ngoại giao Nga dường như đang hơi phiến diện trong các cuộc gặp gỡ với Washington, một quan chức nói trong điều kiện giấu tên.

Tổng thống Trump. Ảnh: Bloomberg

“Nga đang trở nên cứng rắn đối với các chính sách ngoại giao của Mỹ trong bối cảnh Mỹ đang có nhiều thay đổi về chính sách ngoại giao đối với thế giới. Không nước nào có thể tạo ra nhiều thay đổi chóng mặt như Mỹ”, ông Fyodor Lukyanov - Tổng Biên tập Tạp chí Nước Nga trong các vấn đề toàn cầu và là Chủ tịch Hội đồng chính sách đối ngoại và quốc phòng cho biết.

Các nhà quan sát tỏ ra nghi ngờ về mối quan hệ căng thẳng hiện tại giữa Nga và Mỹ xuất phát từ các vấn đề nóng của thế giới chẳng hạn như vấn đề Triều Tiên. Tiếp theo đó, quan hệ ngoại giao Nga - Mỹ lại tiếp tục leo thang sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31/8 yêu cầu Nga đóng cửa Tổng lãnh sự quán tại thành phố San Francisco thuộc bang California, cùng 2 cơ sở ngoại giao khác tại New York và Washington. 

“Chúng tôi xem những động thái nay là hành động mang tính thù địch và Washington đang vi phạm luật pháp quốc tế”, Bộ trưởng ngoại giao Nga phản ứng trước lệnh đóng cửa các lãnh sự quán của nước này.

Điều này khiến cho các nhà lãnh đạo Nga cảm thấy nhiều lo lắng, e sợ và có phần bất lực so với giai đoạn khá lạc quan vào thời điểm Tổng thống Trump mới bắt đầu nhậm chức, ông Lukyanov cho biết.

Nga trong vấn đề quốc tế

Trong khi đó, Moscow dường như cũng đang chơi quân cờ ít mạo hiểm hơn trước đó trong vấn đề ảnh hưởng toàn cầu. Tại Syria, các tướng Nga đang cố thoát ra khỏi xung đột hiện tại và tăng cường các đề nghị về việc tiến hành lệnh ngừng bắn. Về vấn đề Ukraine, Nga đã đề xuất hạn chế triển khai sứ mệnh hòa bình Liên Hợp Quốc. Nga liên tục gợi ý tham gia là những người gìn giữ hòa bình tại Đông Ukraine. “Đây là đề xuất đầu tiên mà Kremlin muốn tiến tới nhằm giải quyết xung đột trong 3 năm qua. Đề xuất này nhằm mục tiêu kiểm soát ngừng bắn của Tổ chức an ninh và hợp tác tại châu Âu (OSCE)”, ông Poroshenko nhấn mạnh.

Các cảnh báo của Nga về chiến tranh tiềm ẩn giữa các siêu cường đang mạnh hơn trong năm nay. Rủi ro trong xung đột tại bán đảo Triều Tiên và các khẩu chiến qua lại thổi bùng căng thẳng về vấn đề nóng của thế giới hiện tại.

“Chúng tôi không nghĩ về những điểm này. Chúng tôi biết Mỹ là một siêu cường và phải cần thời gian dài để thay đổi”, ông Sergey Kislyak – đại sứ Nga tại Mỹ cho biết.

Những người khác ít lạc quan. Bộ trưởng ngoại giao Sergei Lavrov cho biết, có khả năng Tổng thống Trump vẫn còn muốn giữ quan hệ với Nga. Tuy nhiên, ông Trump vẫn phải quan sát “rè rặt” trong nội bộ Mỹ.

Hai cựu quan chức Bộ ngoại giao Mỹ trong một phiên họp kín đã đánh giá cao chính quyền Mỹ và lập trường  cứng trong chính quyền Tổng thống Trump, một quan chức Nga cho biết.

Theo Tổng giám đốc Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga Andrey Kortunov, Nga có ít lựa chọn, tuy nhiên vẫn thúc đẩy kết nối với phương Tây. Điều này còn phụ thuộc vào Nga khi cuộc bầu cử vào năm sau đang đến gần.

Sau 18 năm, Tổng thống Nga Putin vẫn từ chối cho rằng mình giống như lãnh đạo Xô viết Leonid Brezhnev thứ hai. Các cải cách của Nga thu hút đầu tư châu Âu và sẽ thúc đẩy thay đổi về chính sách ngoại giao. Theo ông Kortunov, các thay đổi sẽ còn phụ thuộc vào đội ngũ lãnh đạo của nước này, trong đó có chính sách ngoại giao với Mỹ.

Ngày 19/10, Tổng thống Putin dùng cuộc thảo luận được phát sóng rộng rãi trên truyền hình với các học giả nước ngoài để nói về "quan hệ đi xuống của Nga - Mỹ".

"Lỗi lầm lớn nhất của chúng tôi là đã tin các bạn quá nhiều. Các bạn xem đó là điểm yếu và khai thác", Tổng thống Putin nói về Mỹ trong cuộc trò chuyện với học giả Đức.

Ông Putin cho rằng, quan hệ Nga - Mỹ đang trong giai đoạn rất xấu. Ông nói về một chiến dịch chống Nga "chưa từng có tiền lệ" ở Mỹ với sự đóng cửa các cơ sở ngoại giao của Nga hoặc áp lực do chính phủ Mỹ áp lên truyền thông Nga.

Ông Putin cũng cáo buộc Mỹ cố đẩy Nga khỏi thị trường năng lượng EU bằng gói trừng phạt mới nhất, chính sách đã được Trump ký thông qua và đẩy cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa 2 nước lên cao.

“Các nhà lãnh đạo Nga dường như có chút lo lắng đối với Mỹ bởi theo họ, không thể đoán trước được các động thái tiếp theo của chính quyền Tổng thống Trump trong thời gian tới”, giáo sư Angela Stent, Đại học Georgetown, Washington cho biết.

(Theo Bloomberg&Reuters)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ