• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Huawei lên tiếng về "đại kế hoạch" kình địch 5G của Mỹ

Thế giới 21/02/2020 22:31

(Tổ Quốc) - Ý định của Hoa Kỳ về việc tạo ra một đối thủ 5G với Huawei có thể là "một thách thức".

Thông điệp này được ông Paul Scanlan – nhân sự hàng đầu về mạng của Huawei đưa ra trong cuộc trò chuyện với CNBC.

Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh các nhà lập pháp Mỹ đang tìm kiếm giải pháp để thay thế Huawei trong quá trình phát triển các mạng thế hệ tiếp theo.

Huawei lên tiếng về "đại kế hoạch" kình địch 5G của Mỹ - Ảnh 1.

Các chương trình phát triển mạng 5G của Huawei trên toàn cầu, đặc biệt là các nước đồng minh của Washington, đã gặp rất nhiều khó khăn khi vấp phải sự phản đối quyết liệt của Mỹ.

Mạng 5G là một bước phát triển cơ sở hạ tầng di động thế hệ tiếp theo hứa hẹn có tốc độ dữ liệu siêu nhanh và khả năng củng cố một số cơ sở hạ tầng quan trọng trong tương lai. Washington kiên trì cho rằng Huawei mang đến rủi ro đối với an ninh quốc gia vì Bắc Kinh có thể sử dụng thiết bị của công ty này để do thám. Huawei đã nhiều lần phủ nhận những cáo buộc đó.

Ngoài việc dựa vào các ông lớn về mạng có trụ sở tại châu Âu Ericsson và Nokia, Hoa Kỳ còn tìm cách thay thế các thiết bị mạng của Huawei.

Huawei đã đầu tư lớn vào canh bạc 5G

Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, Paul Scanlan giải thích rằng các tiêu chuẩn kỹ thuật và việc triển khai thực tế mạng 5G đã mất khoảng 10 năm để phát triển.

"Vì vậy, Hoa Kỳ sẽ làm những gì Hoa Kỳ muốn làm ... đó là một cuộc chơi rất dài và nó tiềm ẩn quá trình phức tạp riêng khi xây dựng. Huawei đã tự mình giải quyết và xem xét những điều đó", ông Scanlan nói.

Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có thể tạo ra một sự thay thế mới sản phẩm hiện tại của Huawei một cách nhanh chóng hay không, ông Scanlan nói: "Đó sẽ là một thách thức".

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio và một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng vào đầu năm nay đã đưa ra một dự luật nhắm tới việc cung cấp hơn 1 tỷ USD đầu tư vào các sản phẩm thay thế dựa trên công nghệ phương Tây, để có thể đánh bật các nhà cung cấp thiết bị Trung Quốc Huawei và ZTE.

Trong khi đó, Larry Kudlow, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Nhật báo Phố Wall rằng, "khái niệm về bức tranh lớn là sở hữu tất cả kiến trúc và cơ sở hạ tầng 5G của Mỹ được thực hiện bởi các công ty Mỹ, một cách chủ yếu. Ông nói thêm rằng Ericsson và Nokia có thể là một phần trong đó.

Con đường tìm giải pháp thay thế

Tại Vương quốc Anh, Tobias Ellwood, một quan chức hàng đầu về quốc phòng tại Hạ viện, cho biết Five Eyes - một liên minh tình báo giữa Australia, Canada, New Zealand, Anh và Hoa Kỳ - nên phát triển một "sản phẩm đối thủ với Huawei" do họ sở hữu.

"Điều mà tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải nhận ra là nếu chúng ta tạm thời cho phép Huawei, chúng ta cần nhanh chóng tạo ra một giải pháp thay thế, điều hiện tại không tồn tại. Vì vậy, bạn nhìn vào Cisco, Ericsson, Nokia, bạn cần kết hợp các công ty này với một số nguồn tài trợ quốc tế để tạo ra mạng 5G của riêng chúng tôi", nhà lập pháp này cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tạp chí Global Defense Technology.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ, bao gồm ông Rubio đã kêu gọi chính phủ thúc đẩy một kiến trúc 5G nguồn mở. Kết quả của quá trình này, họ tuyên bố, sẽ cho phép những người chơi mới tham gia canh bạc thiết bị mạng về các thành phần cụ thể, thay vì cạnh tranh với Huawei trong toàn bộ kiến trúc.

Có một vài nhóm hiện đang làm việc về kiến trúc nguồn mở, điều cho phép các công ty xây dựng công nghệ 5G của họ trên cơ sở hạ tầng sẵn có, công khai mà không cần phải bắt đầu từ đầu. Nhưng những nhóm này chưa có lực đẩy lớn.

"Họ không có một nhóm tập thể nào cũng như các tiêu chuẩn ... bạn biết đấy, có rất nhiều điều phức tạp trong đó. Điều đó không có nghĩa là nó không thể xảy ra hay nó sẽ không xảy ra mà điều quan trọng nhất có lẽ là Hoa Kỳ đã ... đầu tư chưa đủ vào lĩnh vực công nghệ này, ông Scanlan nói.

Một ý tưởng khác được Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr đưa ra là để chính phủ nắm cổ phần kiểm soát trong Nokia, Ericsson hoặc cả hai.

Việc đặt thị trường lớn của chúng ta và sức nặng tài chính của chúng ta đằng sau một hoặc cả hai công ty này, sẽ khiến nó trở thành một đối thủ đáng gờm hơn rất nhiều và loại bỏ những lo ngại về sức mạnh bền bỉ của họ, ông Barr nói.

Khi được hỏi khả năng Hoa Kỳ có thể thực hiện kế hoạch như vậy, ông Scanlan nói: "Tôi không thể biết rằng đó là một điều tốt hay xấu hoặc liệu nó có thực tế hay không".

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ