• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hướng dẫn khai thác "Lộc rừng" giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm sinh kế

Thực hiện: Nam Nguyễn | 21/12/2023

(Tổ Quốc) - Ðược triển khai từ năm 2019, Dự án “Xây dựng vùng nguyên liệu trồng măng sặt gắn với chuỗi giá trị nhằm cải thiện vị thế cho phụ nữ huyện Văn Bàn” (Lào Cai) đã và đang góp phần giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm sinh kế phát triển kinh tế gia đình.

Hướng dẫn khai thác "Lộc rừng" giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm sinh kế - Ảnh 1.

Cứ vào thời điểm tháng 2 hàng năm, đồng bào người dân tộc Dao lại rủ nhau lên rừng để thu hái măng sặt.

Hướng dẫn khai thác "Lộc rừng" giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm sinh kế - Ảnh 2.

Người dân thôn Ta Náng, xã Nậm Xé vào rừng tất bật thu hái măng để bán cho thương lái. Trước đây do không được chú trọng chăm sóc, thu hoạch không đúng cách nên cây măng không phát triển, còi cọc, chất lượng kém rất khó tiêu thụ.

Hướng dẫn khai thác "Lộc rừng" giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm sinh kế - Ảnh 3.

Chị Phùng Thị Mủi ở thôn Ta Náng, xã Nậm Xé chia sẻ, loại cây măng sặt đã có từ lâu, tuy nhiên trước đây chỉ dùng làm thức ăn hàng ngày cho gia đình. Thời gian gần đây, măng sặt được ưa chuộng và trở thành đặc sản.

Hướng dẫn khai thác "Lộc rừng" giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm sinh kế - Ảnh 4.

Được biết trước đây do không được chú trọng chăm sóc, thu hoạch không đúng cách dẫn đến cây măng không phát triển, còi cọc, chất lượng kém rất khó tiêu thụ. Đến năm 2019, Dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Australia (Dự án GREAT) phối hợp với các chiến sĩ Kiểm lâm Hoàng Liên Sơn triển khai đã đạt được mục tiêu kép, đó là cải thiện kinh tế, vị thế của phụ nữ thông qua nâng cao hiệu quả sản xuất măng sặt tại xã Nậm Xé, xã Nậm Xây; giảm sự tác động của người dân vào Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn.

Hướng dẫn khai thác "Lộc rừng" giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm sinh kế - Ảnh 5.

Người dân tại đây đã được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, đốn tỉa nâng cao sản lượng măng, đồng thời được vay vốn từ dự án để mở rộng diện tích cây sặt. “Được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách đốn tỉa, loại bỏ những cây sặt bị sâu bệnh, kết hợp bón phân nên vụ này, măng sặt mọc nhiều hơn, măng to và đều hơn. Dự kiến với 1ha cây sặt, năm nay gia đình thu hái được hai tấn măng, cho thu nhập 20 triệu đồng”, chị Mủi cho biết.

Hướng dẫn khai thác "Lộc rừng" giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm sinh kế - Ảnh 6.

Măng sặt thường được thu hoạch măng vào buổi sáng và được khai thác theo từng khu, từng vùng. Mất khoảng 15 ngày sẽ có một lứa măng mới được mọc lên.

Hướng dẫn khai thác "Lộc rừng" giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm sinh kế - Ảnh 7.

Ông Phạm Ngọc Oanh, Phó trưởng Ban Quản lý Khu bảo tồn Hoàng Liên, huyện Văn Bàn cho biết, trước đây bà con lên rừng hái măng tự phát, không đúng quy chuẩn nên sản lượng không được cao, mà còn gây hại đến môi trường. Sau này các dự án đào tạo cho bà con về phương thức chăm sóc cũng như khai thác đúng cách. Măng sặt của địa phương đã có chỗ đứng ở một số thị trường trong nước.

Hướng dẫn khai thác "Lộc rừng" giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm sinh kế - Ảnh 8.

“Măng rừng như lộc của rừng, là nguồn thu nhập ngoài nương rẫy, ruộng vườn của những gia đình đồng bào dân tộc vùng cao, là loại “lâm sản” được nhiều người vùng xuôi ưa thích. Rất nhiều cửa hàng thực phẩm sạch đã nhập loại măng này về bán tại Hà Nội”, ông Oanh cho biết thêm.

Hướng dẫn khai thác "Lộc rừng" giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm sinh kế - Ảnh 9.

Hiện tại, đã có 11 nhóm nông dân với 330 hộ tham gia tổ hợp sản xuất măng sặt và ký hợp đồng với doanh nghiệp về việc tiêu thụ sản phẩm.

Hướng dẫn khai thác "Lộc rừng" giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm sinh kế - Ảnh 10.

Hướng dẫn khai thác "Lộc rừng" giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm sinh kế - Ảnh 11.

Sau khi được thu hoạch từ rừng, măng sặt sẽ được sơ chế trước rồi sau đó chuyển ra chợ hoặc được các tiểu thương thu mua. Để sơ chế măng, bà con thường dùng lưỡi dao mỏng, sắc, lia nhẹ dọc thân măng, để lộ màu trắng nõn của lõi rồi dùng tay bóc toàn bộ lớp vỏ còn lại.

Hướng dẫn khai thác "Lộc rừng" giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm sinh kế - Ảnh 12.

Hướng dẫn khai thác "Lộc rừng" giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm sinh kế - Ảnh 13.

Măng sặt của địa phương đã có chỗ đứng ở một số thị trường trong nước.

NỔI BẬT TRANG CHỦ