(Tổ Quốc) - Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/5 khẳng định lại cam kết của họ đối với thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.
- 18.10.2017 “Sóng gió” Iran chia đôi Mỹ, EU
Các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu ngày 19/5 khẳng định lại cam kết của họ đối với thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và cũng hy vọng rằng Quốc hội Hoa Kỳ sẽ không để cho nó sụp đổ.
Tuy nhiên khối này, không muốn tách biệt hoàn toàn với Washington, cũng đang gia tăng chỉ trích chương trình tên lửa đạn đạo của Iran và vai trò của nước này trong điều phương Tây cho là gây ra sự bất ổn ở Trung Đông.
Lập trường cứng rắn của Mỹ khiến EU rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan". (Nguồn: Reuters) |
Tuần trước, Tổng thống Trump đã đưa ra cách tiếp cận cứng rắn với Iran bằng cách tuyên bố không xác nhận Tehran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân.
Tuyên bố chung của các lãnh đạo EU, thống nhất sau cuộc hội đàm tại Brussels ngày 19/10 "khẳng định lại cam kết đầy đủ đối với thỏa thuận hạt nhân của Iran".
Nhà ngoại giao hàng đầu của EU Federica Mogherini nói: "Chúng tôi hoàn toàn cam kết thực hiện đầy đủ thỏa thuận hạt nhân Iran. Chúng tôi coi đây là lợi ích an ninh quan trọng của Liên minh châu Âu và khu vực".
Khối này đã tăng cường nhiều nỗ lực để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran, cho rằng văn bản này là một nội dung quan trọng đối với an ninh khu vực và toàn cầu, và đã đã kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ không để cho thỏa thuận này sụp đổ.
Ông Trump đã cho Quốc hội 60 ngày để quyết định có nên đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran hay không – trước đó được bác bỏ để đổi lấy Tehran cắt giảm chương trình hạt nhân.
Các nhà lãnh đạo EU cũng nhấn mạnh nhu cầu bảo vệ các công ty và nhà đầu tư của họ đang làm ăn với Iran trước bất kỳ tác động bất lợi nào nếu Washington khôi phục các biện pháp trừng phạt.
Nếu ông Trump rời khỏi thỏa thuận này, Nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei cho biết hôm thứ Tư rằng Iran sẽ cũng "xé bỏ" nó.
Bản thân EU nhìn nhận thỏa thuận hạt nhân Iran là một thành công quốc tế hàng đầu của những năm gần đây, và lo sợ sự sụp đổ này sẽ làm tổn thương lòng tin của họ cũng như làm tổn hại đến các nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu căng thẳng xung quanh chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Một quan chức EU cho biết: "Chúng tôi sẽ bảo vệ và sát cánh cùng thỏa thuận hạt nhân này. CHúng tôi cũng sẽ thực thi nó. Tuy nhiên, chúng tôi không muốn đứng ở phía hoàn toàn đối lập với Mỹ".
"Nếu họ (Mỹ) rút lui, chúng tôi sẽ bị bỏ lại trong một tình huống khá thú vị với Trung Quốc và Nga. Vì vậy, có thể có một vấn đề là tách biệt thỏa thuận hạt nhân với chương trình tên lửa và vai trò trong khu vực của Iran, gửi đi tín hiệu về hai vấn đề này sau."
EU đã bày tỏ "mối quan ngại liên quan đến tên lửa đạn đạo và căng thẳng ngày càng tăng" ở Trung Đông, cho biết những vấn đề này cần được thảo luận mà không có liên kết trực tiếp với thỏa thuận hạt nhân.
(Theo Reuters)