• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Khó lường cơ hội hạt nhân Nga chờ đợi Mỹ

Thế giới 22/05/2019 11:15

(Tổ Quốc) - Các chuyên gia an ninh Nga, đã chăm chú theo dõi các cách tiếp cận gần đây của Hoa Kỳ đối với Triều Tiên và Iran, trong số nhiều bên khác, đang tự hỏi về những ưu tiên mới rõ ràng của Washington đối với việc kiểm soát vũ khí.

Liệu đây có là một thỏa thuận hoàn toàn mới, trong một lĩnh vực theo truyền thống có tầm quan trọng rất lớn đối với Moscow?, trang Christian Science Monitor bày tỏ.

Chưa rõ tín hiệu

Có một chút khó khăn ở đây khi cả Nhà Trắng và Điện Kremlin đều không đưa ra tin thông tin chi tiết nào sau cuộc gặp của Tổng thống Vladimir Putin tại Sochi với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuần trước. Và việc quay lại nói về các thỏa thuận vũ khí chỉ mới diễn ra trong vài tháng kể từ khi nhiều người bắt đầu tuyên bố mô hình kiểm soát vũ khí nửa thế kỷ giữa Mỹ và Nga đang hết ảnh hưởng.

Khó lường cơ hội hạt nhân Nga chờ đợi Mỹ - Ảnh 1.

Không có nhiều thông tin về đối thoại giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và ông Putin. (Nguồn: AP)

Đầu năm nay, Hoa Kỳ đã rút khỏi hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mang tính bước ngoặt – thỏa thuận cấm toàn bộ lớp tên lửa hạt nhân khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, và Nga cũng theo sau động thái này. Không ai nghĩ rằng thỏa thuận này có thể được hồi sinh. Hiệp định vũ khí chiến lược cuối cùng còn lại, hiệp ước START mới được ký kết gần một thập kỷ trước, sẽ hết hạn sau chưa đầy hai năm tới và chưa có cuộc đàm phán nào để gia hạn.

Giống như nhiều ý tưởng được đưa ra bởi chính quyền Trump, cuộc đối thoại mới về kiểm soát vũ khí có thể mang bất cứ ý nghĩa nào. Các nhà phân tích nói rằng đây có thể chỉ là một sự xao lãng, để đưa ra một tín hiệu lạc quan giữa một chương trình nghị sự nhiều vấn đề mà Nga và Hoa Kỳ cực lực không đồng ý, như Iran và Venezuela. Nhưng một số nhà phân tích nói, Nga chỉ có thể sẵn sàng thảo luận về một khái niệm mới và lớn hơn xuất phát từ Washington.

"Người Mỹ đã ra tín hiệu sẵn sàng nói về các nguyên tắc chung hơn của sự ổn định chiến lược thay vì đếm tên lửa và đầu đạn", theo ông Nikol Kortunov, giám đốc Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga, một tổ chức tham vấn tại nước này. Đây sẽ là những vấn đề như quân sự hóa không gian, trí tuệ nhân tạo và những thứ khác có thể gây bất ổn cho tình hình. Đây không phải là về giảm vũ khí, mà là giảm rủi ro. Chúng tôi tin rằng Hoa Kỳ cần kiểm soát vũ khí dưới một hình thức nào đó; và rằng phải có một sự đồng thuận về việc họ tăng cường an ninh quốc gia có thể được xác minh với Nga và phục vụ để thúc đẩy sự ổn định.

Ông Kortunov nói rằng ông đã có một cuộc trò chuyện với cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton năm ngoái, tại một cuộc họp ăn sáng tại Đại sứ quán Mỹ ở Moscow, trong đó ông Bolton đề nghị chính quyền Trump muốn để lại dấu ấn trong việc kiểm soát vũ khí hạt nhân, điều để phân biệt với người tiền nhiệm.

"Bolton nói rằng, tất cả những thỏa thuận hiện tại là quá nhỏ và hẹp, và chúng ta cần phải đưa ra một điều gì đó lớn lao - một nguyên tắc mới của sự ổn định chiến lược, ông Kortunov nói. "Một trong những tham vọng mà họ có thể tính tới là làm điều gì đó sẽ đưa ông Trump vào một vị thế hoàn toàn khác với ông Obama. Chưa rõ điều đó có nghĩa gì với chúng tôi. Nhưng Nga có sẵn sàng nói về nó không? Có lẽ. Chúng tôi đã có rất nhiều điều thất vọng với ông Trump trong vài năm qua, và đó là một câu hỏi lớn cho chúng tôi liệu ông có thể đưa ra bất cứ điều gì ông nói không. Nhưng có lẽ ít nhất chúng ta có thể hy vọng vào một số việc kiểm soát sự đối đầu".

Nga chờ đợi cơ hội từ Mỹ

Theo các chuyên gia, cả Hoa Kỳ và Nga đang trong quá trình hiện đại hóa mạnh mẽ các lực lượng răn đe hạt nhân của họ và có lẽ họ sẽ không sẵn sàng cắt giảm kho vũ khí của họ dưới mức quy định trong hiệp ước START mới.

Một khiếu nại mà Hoa Kỳ đã nêu ra về khuôn khổ kiểm soát vũ khí cũ là tính song phương và không bao gồm các cường quốc tên lửa hạt nhân mới như Trung Quốc. Mặc dù Hoa Kỳ và Nga vẫn sở hữu hơn 90% tất cả các vũ khí hạt nhân hiện có, nhưng quan điểm trên là xác đáng, các nhà phân tích nói.

"Có thể gia hạn hiệp ước START mới, nhưng chúng ta có thực sự cần nó ở dạng song phương hiện tại không? Pavel Zolotaryov, phó giám đốc Viện nghiên cứu Hoa Kỳ và Canada tại Moscow, một bộ phận của Học viện Khoa học Nga đặt ra câu hỏi. Ông nói rằng khuôn khổ răn đe cũ về vũ khí hủy diệt được đảm bảo lẫn nhau vẫn có hiệu quả, nhưng nó đang nhanh chóng bị xói mòn bởi sự xuất hiện của các thế lực mới. Vấn đề mà Hoa Kỳ và Nga phải đối mặt bây giờ là làm thế nào tốt nhất để mở rộng khung kiểm soát vũ khí để bao gồm các quốc gia mới này.

Ông Mr. Zolotaryov nói, ngay bây giờ, đang trở nên cấp bách để giải quyết những câu hỏi mới về răn đe hạt nhân, để giảm thiểu rủi ro vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng.

Fyodor Lukyanov, biên tập viên của Nga tại Tờ vấn đề toàn cầu, một tạp chí chính sách đối ngoại hàng đầu ở Moscow, nói rằng hơn hai năm đối phó với phong cách mâu thuẫn và không đồng nhất của chính quyền Trump đã khiến cộng đồng chính sách đối ngoại của Nga bối rối và chia rẽ về việc có nên thử hay không đối thoại ra thỏa thuận với họ hay chờ họ rút lui.

"Một số người đang nói rằng chúng ta thực sự cần kiểm soát vũ khí, bởi vì đó là cách duy nhất để tránh một cuộc chạy đua vũ trang dẫn đến sự sụp đổ. Những người khác nói rằng chúng ta không thể nhận được gì từ Hoa Kỳ vào thời điểm này, vậy tại sao phải bận tâm? Điều thực tế duy nhất chúng ta thực sự phải nói đến là gia hạn START mới. Đó sẽ là một cách rẻ và dễ dàng để tạo ấn tượng về hoạt động này, ông nói.

"Tuy nhiên, đó là một bối cảnh kỳ lạ. Mặc dù thực tế rằng mối quan hệ của chúng tôi trong ba năm qua không mấy tốt đẹp, có nhiều người -nghe thấy ông Trump nói những điều tích cực [về quan hệ với Nga] và dường như phản đối lại những người đi theo các lập trường cũ, và điều đó khiến ông ấy được nhìn nhận tích cực đối với một số nhà bình luận Nga. Dường như là cả ông Putin. Vượt lên trên đó, có cảm giác rằng ông Trump là khác biệt, rằng ông là người có thể phá bỏ hệ thống sau Chiến tranh Lạnh này", ông nói. "Vì vậy, nếu ông ấy mời Nga hợp tác thêm một lần nữa, có lẽ chúng tôi sẽ sẵn sàng cùng ông ấy".

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ