• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Khó lường “cuộc chơi” của Trump tại Trung Đông

Thế giới 26/04/2017 07:16

(Tổ Quốc) - Hàng loạt hành động và tuyên bố của ông Trump về Trung Đông đang cho thấy sự khó đoán.

Chính quyền của ông Trump đã thực hiện một loạt các chính sách bất đồng ở Trung Đông. Tại một thời điểm, họ phản đối sự can thiệp vào Syria. Trong một hành động bất ngờ sau đó, ông Trump đã ra lệnh can thiệp. Đề cập tới vấn đề Israel, ứng cử viên Trump đã cam kết một chính sách trung lập. Sau đó, trên cương vị Tổng thống, ông thể hiện động thái thân cận trước khi trở lại cách tiếp cận xa rời hơn. Liệu chính sách về Trung Đông của chính quyền Trump sẽ đi về đâu?

Thảo luận tại Trung tâm vì Lợi ích quốc gia, Philip Gordon, một thành viên cao cấp của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, và Michael Singh, Giám đốc và Lane-Swig – chuyên gia của Viện Chính sách Cận Đông tại Washington đã thảo luận các lựa chọn của chính quyền mới và tầm nhìn ở Trung Đông.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mattis đang có chuyến thăm Trung Đông để phần nào định hình chiến lược của Mỹ tại khu vực. (Nguồn: Reuters)

Khó tìm ra lập trường xuyên suốt

Ông Gordon chỉ ra rằng rất khó để hướng đến việc tìm ra một cái nhìn mạch lạc từ ông Trump về khu vực Trung Đông. Ông Trump đã xoay chuyển và thay đổi quan điểm về nhiều vấn đề mấu chốt ở Trung Đông trong thập kỷ qua.

Dù vậy, ông đã giữ vững quan điểm về một vấn đề - mối đe dọa về sự phá hoại của IS. Ông Trump phần nào duy trì lập trường ổn định về Iran, nhưng chưa rõ liệu ông có hiểu chính xác các nội dung trong thỏa thuận Iran hay không. Ông Trump cũng nhiều lần nói rằng Mỹ sẽ làm việc với các chế độ được cho là độc tài nếu điều này phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, ông Gordon lưu ý rằng, có những mâu thuẫn cơ bản ngay trong những vấn đề ông Trump đang có cách tiếp cận nhất quán. Theo ông Gordon, sẽ là bất khả thi để đánh bại ISIS, cứng rắn hơn với Iran trong khi đồng thời tránh việc đổ máu thêm và gia tăng quân đội ở Trung Đông. Đã có một sự căng thẳng vốn có ở khu vực này. Sẽ rất khó khăn để căng thẳng với Iran và ISIS cùng một lúc; theo ông Gordon lập luận rằng thiệt hại cho bên này sẽ mang lại lợi ích cho bên kia. Và trong tầm nhìn lâu dài, ông Trump vẫn có thể ngăn chặn ảnh hưởng của Iran và đánh bại ISIS, tuy nhiên, không thể đạt được cả hai mục tiêu nếu không có một cam kết lớn đối với khu vực này.

Ông Gordon cũng chỉ ra rằng chính sách Trung Đông của Trump thực tế không có nhiều khác biệt với những người tiền nhiệm, dù ông Trump không muốn thừa nhận. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã ngụ ý rằng ông sẽ hành xử theo một cách khác với ông Obama. Tuy nhiên, thỏa thuận với Iran hiện vẫn đứng vững, thậm chí là khi ông Trump đang phản đối.

Nếu nhìn vào các hành động trong khu vực, sẽ rất khó để nói rằng đã có sự xuất hiện của một Tổng thống (Mỹ) mới. Ông Gordon cũng nói rằng mặc dù có một số khác biệt, ba tháng qua thực sự chưa có sự thay đổi kiến tạo nào.

Dù vậy, ông Gordon nhấn mạnh rằng, các nước trong vùng Vịnh, không phải ở mức độ thấp, mà ở một mức độ cao, đang hài lòng với chính quyền Trump. Họ muốn có một cách tiếp cận cứng rắn hơn với Iran và họ đã có nó. Họ muốn Mỹ đẩy mạnh chống ISIS; Họ đã có nó. Họ không muốn rao giảng về nhân quyền; họ đã cónó. Họ muốn có các giao dịch thương mại; họ đã có nó.

Israel đã thể hiện một số chỉ trích, ông Gordon lưu ý, do tính không thể đoán trước của ông Trump. Mặc dù tân chính quyền Mỹ đã khá ủng hộ Israel cho đến nay, vẫn chưa rõ ràng liệu ông Trump sẽ “bật đèn xanh” cho Thủ tướng Benjamin Netanyahu như ông ấy muốn hay không. Giảm thiểu rủi ro và tiếp cận thực tế là những trụ cột chính của tân chính quyền Mỹ - điều nhiều nhà lãnh đạo ở Trung Đông rất vui lòng lắng nghe.

Chiến lược nào cho Trung Đông?

Còn ông Michael Singh lưu ý rằng chính quyền Trump, không nhất thiết là ông Donald Trump, đang xây dựng chính sách Trung Đông. Trong khi ông Obama tập trung nhiều hơn vào các chính sách ngoại giao, ông Trump dường như quan tâm nhiều hơn vào các vấn đề trong nước. Theo quan điểm bản thân, ông Singh nghĩ rằng chính sách đối ngoại không chỉ là các sắc lệnh chính thức mà nghiêng nhiều hơn về cách phản ứng với các sự kiện xảy ra trên thế giới, cùng với ý thức hệ của chính quyền. Singh tin rằng ý thức hệ là một sự xem xét quan trọng do "ống kính bạn nhìn thế giới tạo ra sự khác biệt."

Mặc dù hệ tư tưởng là rất quan trọng, nhưng rất khó để xác định điều chính quyền Mỹ hướng tới. Nhìn chung, Nhà Trắng đã trở nên thận trọng và thành công hơn nhiều về mặt chính sách so với dự đoán. Hành động tấn công bằng tên lửa vào Syria sau cuộc tấn công vũ khí hóa học có thể sẽ có tác động ngăn chặn và củng cố những điều kị về việc sử dụng các loại vũ khí độc hại như vậy – dù là của bên nào.

Cũng theo National Interest, đang có sự chia rẽ rõ rệt trong chính quyền Mỹ giữa những người theo chủ nghĩa quốc tế và những người tìm kiếm sự kiềm chế hơn. Xu hướng quốc tế dường như đang giành chiến thắng trong Nhà Trắng. Và trong khi Trung Đông dường như không phải là một điểm tranh cãi giữa hai bên thì ít nhất trong thời điểm ban đầu, Trung Đông vẫn sẽ là một trong những trọng tâm chính của chính quyền Trump.

Sự cam kết mạnh mẽ của ông Trump để chống lại IS, theo ông Singh, phù hợp với những tuyên bố trong chiến dịch tranh cử. Nhưng Mỹ có thể làm gì ngoài việc triển khai thêm quân tới Syria? Ông Trump muốn có một cách nhìn mới vào căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd cùng những người ủng hộ hai bên. Washington có lẽ có thể hợp tác rộng rãi hơn với Ankara trong chiến dịch Raqqa. Ông Singh đang cảnh báo việc chiến thuật và chiến lược đang chồng chéo lên nhau.

Câu hỏi thực sự là: điều gì xảy ra sau khi Raqqa sụp đổ? Chưa có kế hoạch ở phía đông Syria – nơi không ai kiểm soát kể từ khi IS ra đi. Ngược lại với tình trạng này, chính phủ Iraq có thể thành lập chính quyền sau khi trục xuất ISIS khỏi Mosul. Mỹ sẽ không muốn nhìn thấy Bashar al-Assad hoặc Iran lấp đầy khoảng trống quyền lực tại đây.

Ông Singh nhận định rằng Tổng thống Trump đang xúc tiến để khôi phục lại liên minh ở Trung Đông. Ông Trump gặp Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi và thể hiện sự hữu hảo, cũng như việc chúc mừng ông Recep Tayyip Erdogan về thành công trong cuộc trưng cầu dân ý Thổ Nhĩ Kỳ. Tiến trình hòa bình Trung Đông cũng là một mối quan tâm lớn đối với Trump, như mọi Tổng thống Mỹ kể từ thời Jimmy Carter đã coi đây là một ưu tiên.

Dù vậy, một thực tế thẳng thừng là lập trường lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ về Trung Đông vẫn còn khó nắm bắt. Mỹ cần một chiến lược thúc đẩy khu vực này giải quyết được vấn đề của mình. Cho đến thời điểm đó, Mỹ dường như vẫn sẽ “chao đảo” từ chính sách này sang chính sách khác ở Trung Đông.

(Theo NI)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ