• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Khó lường tình thế Macedonia trước ngưỡng cửa NATO, EU

Thế giới 30/09/2018 22:19

(Tổ Quốc) -Người dân Macedonia ngày 30/9 bắt đầu tiến hành bỏ phiếu về việc có thay đổi tên nước của họ thành Cộng hòa Bắc Macedonia hay không.

Người dân Macedonia ngày 30/9 bắt đầu tiến hành bỏ phiếu về việc có thay đổi tên nước của họ thành Cộng hòa Bắc Macedonia hay không. Động thái này được chính phủ thân phương Tây của Macedonia thúc đẩy nhằm giải quyết tranh chấp về tên gọi với Hi Lạp nhiều năm nay và mở đường cho nước này gia nhập NATO và EU.

Vấn đề tranh chấp tên gọi này đã là rào cản đối với việc Macedonia muốn tham gia các tổ chức phương Tây lớn kể từ khi tách khỏi Nam Tư vào năm 1991.

Người dân Macedonia đứng trước một cột mốc quan trọng của quốc gia. (Nguồn: Reuters)

Hy Lạp, nơi một tỉnh miền bắc của họ có tên là Macedonia, luôn cho rằng tên của quốc gia Macedonia muốn tuyên bố chủ quyền cả vùng lãnh thổ trên của họ. Hi Lạp luôn phủ quyết Macedonia gia nhập NATO và EU, và buộc nước này phải tham gia Liên Hợp Quốc dưới tên Cộng hoà Nam Tư cũ Macedonia FYROM.

Cuộc trưng cầu dân ý này là một trong những trở ngại cuối cùng để thông qua thoả thuận ngày 17/6 giữa Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Kotzias và Ngoại trưởng Macedonia Nikola Dimitrov về việc đổi tên Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia.

Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev cho rằng, việc chấp nhận một cái tên mới là một cái giá đáng để trả cho việc gia nhập EU và NATO. Tuy nhiên, phe phản đối nói rằng việc đổi tên sẽ làm suy yếu bản sắc dân tộc của nước này, nơi đa số dân cư là người Slavic. Tổng thống Macedonia Gjorge Ivanov nói ông sẽ tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý.

Cuộc trưng cầu dân ý mở cửa từ7 giờ sáng và đóng cửa lúc 7 giờ tối để khoảng 1,8 triệu cử tri đi bỏ phiếu. Câu hỏi trong lá phiếu trưng cầu là: "Bạn có ủng hộ trở thành viên NATO và EU cùng với việc chấp nhận thỏa thuận với Hy Lạp" hay không.

Cuộc trưng cầu dân ý chỉ mang tính khuyến nghị và không ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng đa số thành viên của quốc hội cho biết họ sẽ tuân theo kết quả cuộc trưng cầu này để ra quyết định. Thoả thuận đổi tên cần sự ủng hộ của 2/3 trong quốc hội.

Để cuộc trưng cầu hợp lệ, ít nhất 50% cử tri phải bỏ phiếu và phần lớn trong số họ phải đồng ý với thoả thuận đổi tên.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ