(Tổ Quốc) - Tại Hội thảo Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, trường tư thục trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi do báo Giáo dục Việt Nam tổ chức chiều 08/5, hầu hết các ý kiến đều tập trung vào hai điều khoản chính trong Dự thảo là Điều 56 và Điều 100.
- 22.02.2019 Trên 1 triệu lượt ý kiến góp ý, Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân
- 18.01.2019 Những vấn đề 'nóng' trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi vẫn tiếp tục được bàn luận
- 17.10.2018 Đề xuất bốn yêu cầu quan trọng khi thực hiện thay đổi Luật Giáo dục đại học
- 08.08.2018 Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi)
- 07.08.2018 Xem xét sửa đổi Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học phải bảo đảm tầm nhìn dài hạn
Buổi Hội thảo có sự tham dự của bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội; đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ Bộ GDĐT cùng sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư giáo dục, lãnh đạo các trường tư thục ở Hà Nội, Hải Phòng…
Đáng chú ý là ý kiến của thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội, khẳng định Hội đồng trường (trong Dự thảo) không thể thay thế Hội đồng quản trị của trường phổ thông tư thục trong thực tế hiện nay.
Khẳng định hệ thống giáo dục tư thục có sức hút trong hệ thống giáo dục hiện nay, thầy Khang cho rằng, không có giáo dục tư thục thì nhà nước vẫn đủ điều kiện để phổ cập giáo dục tiểu học, nhưng trên cả nước vẫn có nhiều tiểu học tư thục và có sức thu hút rất lớn vì các trường này có chất lượng. Người ta sẵn sàng không hưởng thụ phúc lợi nhà nước mà sẵn sàng đầu tư cho con vào học những trường tư thục mà họ yêu mến, thiết tha.
Thế nhưng, trước những quy định mới của dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) liên quan đến Hội đồng trường tư thục, thầy Nguyễn Xuân Khang chia sẻ "đã thức trắng nhiều đêm" và "giật mình khi biết có những điều khoản mới mà đặc biệt là Khoản 3 Điều 56 và Điều 100".
Thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie phát biểu tại Hội thảo
Đây là vấn đề nghiêm trọng của bản Dự thảo sửa đổi hôm 12/4, trong đó có những điều khoản khác với Luật Giáo dục hiện hành, bất lợi đối với giáo dục tư thục. Gần như bất cứ trường tư thục nào khi được biết vấn đề như vậy cũng đều lo, thầy Khang bày tỏ.
Trường tư thục có hai cột trụ để nhà đầu tư yên tâm đầu tư phát triển trường là quyền sở hữu và quyền điều hành nhà tường. Trong Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi 2009) xác định rất rõ hai quyền này. Dưới Luật có quy chế tổ chức và điều hành học tập… cụ thể hóa luật hiện hành, cũng rất cụ thể giúp hoạt động thực tiễn các trường tư thục bình an, phát triển.
Thế nhưng phiên bản 12/4/2019 Dự thảo, với Khoản 3 Điều 56 gần như tước đoạt quyền điều hành nhà trường của các nhà đầu tư.
Điều 100 hình như vô tình hoặc hữu ý tước đoạt quyền của nhà đầu tư (so với Luật hiện hành) đó là quyền sở hữu trường tư thục thuộc về pháp nhân nhà trường. Vậy, Pháp nhân nhà trường là ai? Ở trường Marie Curie tôi là nhà đầu tư duy nhất, là Chủ trường kiêm hiệu trưởng, nếu Luật này được thông qua thì tôi sẽ trao quyền cho ai?
Hội đồng trường ở Khoản 3 Điều 56, thành phần ngoài đại diện các nhà đầu tư ra thì còn có các thành phần liên quan trong và ngoài trường. Sự mênh mông như vậy dẫn đến sự rối loạn trong điều hành nhà trường nếu được thông qua, thầy Khang nhận định.
Trong Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp xác định rất rõ khái niệm Hội đồng quản trị, xác định rất rõ trách nhiệm quản trị, quyền sở hữu, quyền điều hành đơn vị
Vì sao một Luật tiến bộ như thế này, nếu không tiến bộ hơn thì sao lại kéo thụt lùi Luật Giáo dục 1998. Và Luật Giáo dục 2005 (điều chỉnh 2009) cũng tiến bộ hơn Luật 1998.
Quy định như vậy là kéo lùi luật pháp, kéo lùi thực tiễn xã hội đối với hệ thống các trường tư.
Một nhà đầu tư, nếu chặt hai chân hai tay của người ta đi, nghĩa là tước quyền sở hữu và quyền điều hành nhà trường thì các trường đã hình thành làm sao điều hành được nữa. Các nhà đầu tư khác có dám đầu tư vào các trường đó nếu kịch bản này được diễn ra hay không?
Thẩy Khang ngậm ngùi nói rằng, "Nếu Khoản 3 Điều 56 được Quốc hội thông qua. Tôi, Chủ tịch kiêm Hiệu trưởng trường Marie Curie sẽ rao bán Trường, trước khi Luật có hiệu lực. Tôi hy vọng điều này sẽ không xảy ra!".