• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Không phải tất cả thỏa thuận “tồi” đều xấu đối với Mỹ

Thế giới 07/11/2017 20:58

(Tổ Quốc) - Chuyến thăm châu Á của Tổng thống Trump đang tăng cường ảnh hưởng của Mỹ đối với châu Á.

Tăng ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á

Tổng thống Donald Trump có chuyến thăm châu Á trong tuần này và hứa hẹn sẽ tập trung vào các thỏa thuận “được cho là tồi tệ nhất” mà nhà lãnh đạo tiền nhiệm đã có ảnh hưởng đối với khu vực.

Tổng thống Donald Trump có chuyến thăm châu Á. Ảnh: Bloomberg

Tại Nhật Bản, ông Trump cũng đã đề cập đến các thuận lợi có được của Mỹ từ thương mại “chưa tương xứng” giữa Nhật Bản và Mỹ. Tại Hàn Quốc, ông Trump dự kiến sẽ đến các căn cứ quân sự Mỹ và có trao đổi về thỏa thuận thương mại tự do Hàn Mỹ.

Các mối quan hệ của Mỹ tại châu Á được cho là đang đi xuống khi Tổng thống Trump luôn đặt lợi ích cao nhất cho Mỹ

Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai, một vài khu vực châu Á vẫn còn nghèo và vẫn cần phải tái thiết lại. Hiện tại, chiến lược của Mỹ tại châu Á liên tục được ưu tiên nhằm bảo vệ các đồng minh Mỹ, các giá trị và lợi ích khu vực.

Những gì thúc đẩy quan hệ ngoại giao, quân sự và kinh tế nhằm thiết lập trật tự ổn định Đông Á và tăng cường ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực. Các thỏa thuận quốc phòng thông qua việc thiết lập các căn cứ quân sự với các đồng minh bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm xây dựng hòa bình khu vực. Về kinh tế, Mỹ đã mở thị trường thu hút các mặt hàng xuất khẩu từ châu Á. Đây là động  lực chính thúc đẩy phát triển nhanh khu vực.

Ngay cả Trung Quốc cũng bị kéo theo trật tự Mỹ. Nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây Đặng Tiểu Bình đã nhấn mạnh việc hợp tác với Mỹ đóng vai trò thiết yếu thúc đẩy kinh tế đất nước.

Châu Á đang lớn mạnh mỗi ngày. Mỹ đóng vai trò then chốt đảm bảo thành công này.

Tất nhiên, khi Washington mở thị trường thu hút các sản phẩm xuất khẩu châu Á thì thâm hụt thương mại dường như không tránh khỏi. Nhật Bản, Hàn Quốc và sau đó là Trung Quốc đã từng trải qua thời kỳ khó khăn để nhập khẩu các mặt hàng của Mỹ nhằm cân bằng cán cân thương mại. Cả ba nước cũng luôn tìm cách bảo vệ các ngành công nghiệp mới nổi.

Lợi ích của Mỹ tại châu Á

Ở một chừng mực nào đó, Mỹ đã phải chịu gánh nặng chi phí trong nỗ lực bảo vệ đồng minh tại châu Á, phải chi hàng tỷ đôla gia tăng hiện diện các căn cứ quân sự Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỹ đã thu được nhiều lợi ích từ các mối quan hệ này. Các cơ hội mới tại châu Á khi các công ty Mỹ như Starbucks, Apple, Boeing hiện diện trong khu vực. Mỹ cũng thu nhiều thuận lợi từ các mặt hàng giá thấp bao gồm quần áo châu Á, đồ điện tử và các mặt hàng tiêu dùng. Các thỏa thuận “được cho là tồi tệ nhất” mà Washington đã từ bỏ tại châu Á phần nào lại củng cố thêm vị trí siêu cường Mỹ tại khu vực.

Đã đến lúc nên cân bằng các mối quan hệ. Nhật Bản và Hàn Quốc không còn là quốc gia nghèo và họ có thể tự mình bảo vệ quốc gia. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn còn vết nứt thặng dư thương mại với Mỹ và có thể tiếp tục mở thị trường đối với doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc.

Điều này cần một số điều chỉnh ở chính quyền Mỹ. Tuy nhiên, đôi khi Tổng thống Trump và các quan chức chính quyền Mỹ lặng lẽ đàm phán mà “hờ hững” với ảnh hưởng thế giới. Việc rút khỏi Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương đã phần nào giảm đi ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á.

Đối với một vài người, trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu phần nào mất đi ít nhiều ảnh hưởng. Mỹ ít ảnh hưởng tại châu Á sẽ khiến cho các đối tác của họ chạy theo Trung Quốc. Chẳng hạn như, chỉ còn 11 nước trong Hiệp định thương mại tự do TPP và các nước vẫn quyết tâm duy trì Hiệp đình này mà không hề có sự tham gia của Mỹ.

Tổng thống Trump muốn Mỹ là một siêu cường mà không phải mất mát quá nhiều.Chuyến thăm châu Á phải chăng là minh chứng cho đồn đoán không cần phải thỏa thuận nào Mỹ vẫn có thể tăng cường ảnh hưởng khu vực.

(Theo Bloomberg)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ