• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Khủng bố tàu điện ngầm Nga: Trừng trị thẳng tay có diệt trừ hậu họa?

Thế giới 04/04/2017 22:30

(Tổ Quốc) - Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh đến các giải pháp mạnh trừng trị thẳng tay kẻ tấn công tàu điện ngầm Nga 

Kẻ tấn công trong vụ nổ bom ga tàu điện ngầm tại St. Petersburg, Nga đã khiến 11 người thiệt mạng và 45 người bị thương  là người gốc Kyrgystan mới đây đã nhập quốc tịch Nga. Đối tượng này là Akbarjon Djalilov, sinh năm 1995.

Hiện trường sau vụ tấn công. Ảnh:CNN

Vụ nổ đã xảy ra trên một toa tàu đang chạy ở đoạn đường giữa 2 ga "Quảng trường Sennaya" và ga "Viện công nghệ" tại St Petersburg vào lúc gần 14h40 giờ địa phương (18h40 giờ Hà Nội) ngày 3/4.

Nghi phạm lộ diện

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho rằng, vụ tấn công được xem là một hành động khủng bố, tuy nhiên, chính quyền không đưa ra thông tin rõ ràng xem ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho vụ việc này.

Tuy nhiên, có hai nghi phạm liên quan đến vụ đánh bom khủng khiếp này. Nghi phạm đầu tiên là công dân Nga có tên là Akbarzhon Jalilov. Akbarzhon năm nay 22 tuổi sinh ra ở Kyrgyzstan. Cơ quan an ninh Nga đã xác định đây là kẻ đánh bóm liều chết và theo camera ghi lại tên này mặc áo khoác đỏ, đội mũ xanh và đeo balo.

Tiếp đến cơ quan tình báo Nga cũng cung cấp một số thông tin về người đàn ông có tuổi, theo camera miêu tả đó là một người đàn ông có râu dài, đội mũ và mặc đồ đen. Cơ quan an ninh Nga đang tích cực điều tra 2 tên khủng bố này

Jill Dougherty, một chuyên gia Nga tại Trung tâm Wilson và cựu trưởng văn phòng Moscow của CNN cho biết, vụ tấn công có thể là hành động kết hợp của ISIS và quân ly khai Chechnya.

Rất nhiều phần tử ly khai Chechen đang chiến đấu tại Syria và nhiều lo sợ rằng chúng có thể mang các trận chiến về quê hương.

“Tôi lo sợ rằng, sau các trận chiến tại Syria, các phần tử ly khai Chechnya sẽ vẫn tiếp tục các cuộc tấn công tại Nga và có thể là sự liên kết với nhóm khủng bố nhà nước Hồi giáo ISIS mà ông Putin đã lên tiếng cảnh báo. Điều này sẽ khiến ông Putin nhanh chóng triển khai chương trình hợp tác với Tổng thống Trump và phương Tây nhằm chung tay chống khủng bố toàn thế giới”, bà Jill Dougherty nói thêm.

Nga luôn là điểm nóng cho các cuộc tấn công khủng bố, tuy nhiên, những năm gần đây đã giảm đi tương đối các vụ việc này.

Năm 2009, các phần tử khủng bố Chechnya dưới sự chỉ đạo của thủ lĩnh Doku Umarov đã giết chết 28 người trong vụ đánh bom liều chết trên tuyến đường sắt cao tốc nối St. Petersburg và Moscow. Nhóm của Umarov cũng tuyên bố một cuộc tấn công năm 2011 vào sân bay Domodedovo của Moscow làm 37 người thiệt mạng.

Vào tháng 12, 2013, một vụ đánh bom tự sát tại tàu điện ngầm Volgograd đã khiến 16 thiệt mạnh. Ngày hôm sau trong cùng một thành phố, tiếp diễn một vụ đánh bom tự sát trên xe buýt khiến 14 người chết.

Trong năm 2010, hai phụ nữ đánh bom tự sát đều liên quan đến các phần tử ly khai Chechen tại tàu điện ngầm Moscow, khiến 40 người chết. Vào năm 2002, lực lượng Chechen đã giết hại 170 con tin tại Nhà hát thủ đô Moscow.

Năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin ước tính số lượng các tay súng đến từ Nga và các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ chiến đấu cho IS ở Syria và Iraq lên tới con số 5.000-7.000 người.

Trong thời gian gần đây, nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã thực hiện một loạt các vụ tấn công khủng bố chống lại Nga. IS đã bắt đầu nhắm vào Nga trong năm 2015, trùng hợp với thời điểm Nga đã can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến Syria.

Ngày càng có nhiều các tay súng Chechnya gia nhập hàng ngũ của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo và là một trong những nhóm nước ngoài đông đảo nhất tham chiến ở Syria.

“Trừng trị thẳng tay”

Tuy nhiên, cựu nhân viên FBI Bobby Chacon cho rằng, cần thiết phải giữ bí mật sau một cuộc tấn công chống lại ISIS.

“Điều đầu tiên cần thiết từ các cuộc điều tra là tuyên bố trách nhiệm”, ông Chacon nói.

Năm ngoái khi hai kẻ  thuộc nhà nước Hồi giáo ISIS tấn công nhân viên cảnh sát ngoại ô Nga. Điều đầu tiên là tung video thể hiện lòng trung thành với al Baghdad – lãnh đạo ISIS và tổ chức.

Nhiều e ngại từ các nhà phê bình của chính phủ Nga rằng, điện Kremlin sẽ sử dụng vụ việc này nhằm trừng trị thẳng tay vào bất kỳ ai có nghi ngờ đến vụ tấn công lần này.

 Ông Garry Kasparov, kiện tướng cờ vua người Nga và là Giám đốc Quỹ nhân quyền đã viết lên Twitter cá nhân: “Vụ tấn công đã diễn ra vào thời gian Nga đang có nhiều mâu thuẫn nội bộ gần đây.  Nhóm khủng bố “giấu mặt” một lẫn nữa lại mang đến bi kịch tại St  Petersburg, Nga. Nỗi lo sợ của người dân Nga lại thường trực”, ông Garry  Kasparov nói thêm.

Tuy nhiên, cựu nhân viên FBI Chacon nói rằng, ông Putin không cần thiết phải xem đây là cái cớ để trừng trị thẳng tay đến tất cả các đối tượng liên quan.

“Tôi nghĩ rằng, nếu ông Putin muốn trừng trị kẻ gây ra thảm họa này thì cần phải có hành động đi trước và lường trước các sự việc chứ không phải chỉ xem đây là cái cớ để hành động tiếp theo”, ông Chacon nhấn mạnh.

 (Theo CNN)

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ