• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Khủng hoảng tỵ nạn tiếp tục chia rẽ châu Âu

Thế giới 02/03/2016 22:02

(Tổ Quốc)-Thủ tướng Đức tiếp tục ủng hộ tái phân bổ người tỵ nạn; Thủ tướng Hungary cáo buộc EU phải chịu trách nhiệm

(Tổ Quốc)-Thủ tướng Đức tiếp tục ủng hộ tái phân bổ người tỵ nạn; Thủ tướng Hungary cáo buộc EU phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng này.



>>Châu Âu chia rẽ về khủng hoảng nhập cư

>>Khủng hoảng nhập cư châu Âu thêm khó

>>“Nút thắt cổ chai” Hy Lạp trong khủng hoảng nhập cư



Ngày 28/2, bà Merkel, Thủ tướng Đức, khẳng định chính sách mở cửa biên giới đối với người tị nạn sẽ tiếp tục được duy trì và cho rằng bà đã đi đúng hướng khi nỗ lực tìm cách tái phân bổ người tị nạn trong các nước thành viên EU, đồng thời giải quyết các nguyên nhân khiến người tị nạn phải rời bỏ tổ quốc của mình để tìm đến châu Âu. Bà Merkel phản đối việc áp đặt các giới hạn trần cứng nhắc đối với số người tị nạn được phép vào các nước EU cũng như việc đơn phương đóng cửa biên giới của một số quốc gia. Chiến lược hiện nay của chính phủ Đức đối với cuộc khủng hoảng tị nạn là hoàn toàn lôgic và đã được cân nhắc kỹ lưỡng.



Một trại tỵ nạn tại Hungary - quốc gia kiên trì phản đối chủ trương phân bổ quota người tị nạn sẽ được bàn tại Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 7/3 tới

Thủ tướng Merkel cũng bày tỏ lo ngại về sự bất đồng giữa các nước thành viên EU và khẳng định sự cần thiết phải tránh sự đổ vỡ của Liên minh này. Bà tin rằng cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử của Đức, có liên quan đến uy tín của Đức trên trường quốc tế. Vì vậy, về dài hạn, Đức cần duy trì được tình đoàn kết của EU và thể hiện được tính nhân văn.

Bà Merkel cũng bác bỏ các ý kiến cho rằng các làn sóng phản đối và những hành động mang tính thù địch đối với những người tị nạn gần đây có thể đe dọa đến nền dân chủ của Đức giống như đã từng xảy ra dưới thời Cộng hòa Weimar. Theo bà, trong Hội nghị thượng đỉnh Thỗ Nhĩ Kỳ - EU dự kiến vào ngày 7/3 tới đây, EU cần đạt được những thỏa thuận quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ để có thể làm giảm số người tị nạn tràn vào EU, trong đó có việc cải thiện tình trạng cuộc sống cho hơn 2 triệu người tị nạn tại quốc gia này.

Trong những cuộc thăm dò dư luận tại Đức gần đây, uy tín của nữ Thủ tướng Đức đã tăng trở lại sau thời kỳ khủng hoảng năm 2015.

Trong một tin liên quan, Bộ trưởng Tư pháp Hungary nói với báo chí rằng, cuộc trưng cầu dân ý về việc phân bổ quota bắt buộc người tị nạn của EU sẽ diễn ra trong 150 - 250 ngày tới. Như vậy, Tổng thống Hungary Janós Áder có thể ấn định ngày tổ chức trưng cầu dân ý sớm nhất trong tháng 10/2016.

Theo kết quả thăm dò mới nhất của Quỹ Szazadveg, cơ quan thân cận với Đảng cầm quyền FIDESZ, khoảng 84% người dân Hungary không chấp nhận việc phân bổ quota người tị nạn của EU, 10% trả lời đồng ý và 6% không có ý kiến. Xét theo ý kiến cử tri các đảng chính trị, có 97% cử tri Đảng cầm quyền FIDESZ, 89% cử tri Đảng cực hữu JOBBIK, 56% cử tri Đảng Xã hội, 49% cử tri Liên minh Dân chủ không chấp nhận phân bổ quota người tị nạn của EU.

Trong Thông điệp Thường niên lần thứ 18 tối ngày 28/2, Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhấn mạnh, khủng hoảng di cư là mối đe dọa lớn nhất mà Hungary đang phải đối mặt, đồng thời cáo buộc EU phải chịu trách nhiệm về tình hình hiện nay. Ông cũng khẳng định Hungary tiếp tục cương quyết phản đối việc phân bổ quota người tị nạn dự định sẽ được bàn tại Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 7/3 tới.

Cũng liên quan đến người tị nạn, ngày 28/2, chính quyền Hy Lạp đã cảnh báo là số người tị nạn vào lãnh thổ nước này có khả năng tăng gấp 3 lần trong tháng 3 năm nay, với khoảng 70.000 người. Bộ trưởng Di trú Hy Lạp Yannis Mouzalas cho biết, theo ước tính của ông, khoảng từ 50.000 đến 70.000 người trên đường đi vào lục địa châu Âu qua ngả Hy Lạp có thể bị kẹt lại trên lãnh thổ quốc gia này. Nguyên nhân ùn tắc là do các quốc gia vùng Balkan khép cửa biên giới, chỉ cho qua một cách nhỏ giọt. Theo cảnh sát Hy Lạp, vào hôm qua có 6.500 người còn kẹt lại ở khu trại vùng biên giới phía bắc Hy Lạp giáp với Macedonia, do biên giới bị đóng. Hy Lạp phê phán Áo chỉ trích Hy Lạp hành động như “một cơ quan du lịch” đưa người vào các nước khác./.

PV (St)

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ