(Tổ Quốc) - Ngày 3/12, Tổ chức phi chính phủ Aide et Action Quốc tế tại Việt Nam đã phối hợp cùng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tại tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Hòa Bình tổ chức Vòng Chung kết và Lễ Trao giải Cuộc thi “Thách thức Sáng kiến Kinh doanh” năm 2022.
- 25.11.2022 Đà Nẵng thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
- 25.11.2022 Các nhà khởi nghiệp cần vượt khó khăn này để thành công
- 18.11.2022 CEO Aloha Consulting Group: 17 tuổi khởi nghiệp lỗ 2 tỷ, nay ôm hoài bão lớn với nghề
- 15.11.2022 Khởi nghiệp với 800k, tích góp 5 tỷ xây nhà 400m2 hiện đại như khu nghỉ dưỡng
Cuộc thi nhằm khơi dậy và khuyến khích thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là nữ thanh niên, xây dựng và thực hiện các sáng kiến khởi nghiệp tại địa phương, qua đó góp phần thúc đẩy và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồngthanh niên DTTS trên cả nước.
Cuộc thi thuộc khuôn khổ dự án “Thúc đẩy phát triển nghề nghiệpvà kinh doanh cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn”, do ngân hàng Standard Chartered tài trợ,với tổng giá trị giải thưởng lên tới 300 triệu đồng.
Lễ Trao giải đã diễn ra với sự tham gia của đại diện Hội LHTN tỉnh Lào Cai, Hội LHTN huyện ĐàBắc, tỉnh Hòa Bình và Hội LHTN huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, đại diện nhà tài trợ Ngânhàng Standard Chartered, đại diện AEA Việt Nam cùng đông đảo các bạn Đoàn viên thanh niên vàcơ quan báo chí.Sau hai tháng phát động, cuộc thi đã thu hút hơn 40 đề án dự thi từ các bạn thanh niên DTTS tạiba tỉnh Lào Cai, Hòa Bình và Lai Châu.
Các đề án đa dạng trải đều trên các lĩnh vực: chăn nuôi,canh tác nông nghiệp, thảo dược, du lịch trải nghiệm, sức khỏe và thời trang. Cuộc thi gồm ba vòngđánh giá và chấm điểm từ các chuyên gia kinh tế, tư vấn, các lãnh đạo doanh nghiệp trẻ đã thànhcông trong quá trình khởi nghiệp.
Điểm sáng của Cuộc thi là lớp tập huấn nâng cao kỹ năng thuyếttrình và lập kế hoạch kinh doanh cùng chuyên gia giàu kinh nghiệm cho 20 thí sinh trong VòngBán kết, giúp các thí sinh cải thiện tính thực tế của đề án cũng như trang bị đủ các kỹ năng cầnthiết cho Vòng Chung kết.11 đề án xuất sắc nhất đã được lựa chọn vào vòng Chung kết.
Các thí sinh đã tự tin trình bày ý tưởng kinh doanh của mình, vận dụng các kỹ năng và kiến thức đã được tập huấn. Bằng sự đammê, ý chí vươn lên và tinh thần vượt khó, các thí sinh đã thuyết phục Ban giám khả o về tính khả thi, sáng tạo và những tác động tích cực về môi trường và xã hội mà đề án mang lại.Bên cạnh sự hỗ trợ về tài chính, các thí sinh đạt giải sẽ nhận được những tư vấn của chuyên giaxuyên suốt quá trình triển khai để cải thiện mô hình kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế vànhu cầu thị trường, gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc của từng địa phương.
Bà Nguyễn Thị Tú, Trưởng Đại diện AEA Việt Nam cho biết: “Đây là năm thứ hai AEA và các đối tác tổ chức cuộc thi Thách thức Sáng kiến Kinh doanh, tạo một sân chơi bổ ích cho các bạn thanh niên dân tộc thiểu số. Chúng tôi cảm thấy rất tự hào về các bạn trẻ và thực sự ấn tượng với các ý tưởng kinh doanh tạo lợi ích chung cho cộng đồng, cải thiện sinh kế không chỉ cho bản thân, gia đình mà còn góp phần đẩy mạnh nền kinh tế tại địa phương. Đây cũng chính là mục tiêu mà AEA hướng tới trong chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam. Chúng tôi gửi lời cảm ơn đếnsự hỗ trợ quý giá từ ngân hàng Standard Chartered và rất mong ngân hàng sẽ tiếp tục đồng hànhcùng chúng tôi trong những dự án tiếp theo".
Cuộc thi đã để lại nhiều dấu ấn tích cực trong việc phát huy vai trò, khả năng sáng tạo của thanh niên dân tộc thiểu số trong hành trình khởi nghiệp, tạo giá trị bền vững cho địa phương. Thông qua cuộc thi, các ý tưởng, dự án sáng tạo sẽ được tiếp tục ươm mầm để triển khai hiệu quả và nhânrộng hơn nữa trong tương lai.
Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao giải Giải vàng (trị giá 40 triệu đồng) cho dự án “Trao quyền cho phụ nữ người dân tộc thiểu số bằng việc sử dụng kiến thức cổ truyền để phát triển ý tưởng kinh doanh, tạo ra cá sản phẩm đặc hữu địa phương” của thí sinh Chảo San Mẩy (thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai).
Giải bạc (trị giá 30 triệu đồng) thuộc về các dự án: “Củng cố và phát triển sản phẩm thổ cẩm xóm Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” của thí sinh Lý Thị Hằng (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình); “Sản xuất đường từ củ Hoàng Sin Cô (sâm đất)” của thí sinh Nguyễn Huyền Phương (TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai); “Lưu trú Homestay kết hợp du lịch trekking, trải nghiệm” của thí sinh Lý A Giờ (thị xã Sapa, Lào Cai).
Giải đồng (trị giá 20 triệu đồng) thuộc về các dự án: “Nuôi và chế biến cá đặc sản dựa trên tài nguyên bản địa vùng hồ sông Đà” của thí sinh Xa Ngọc Hưng (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình); “Lót giày thảo dược có tác dụng khử mùi hôi, phòng bệnh” của thí sinh Vũ Ngọc Trinh (TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai); “Sản xuất chế biến chè Shan tuyết cổ thụ” của thí sinh Lý Văn Minh (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai); “Xây dựng mô hình du lịch homestay gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc Hà Nhì tại thôn Choản Thèn, xã Y Tý, huyện Bát Xát” của thí sinh Sờ Có Suy (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).
Giải Ấn tượng (trị giá 10 triệu đồng) thuộc về các dự án: “Mở rộng sản xuất kinh doanh sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp từ cây hoa dược liệu” của thí sinh Trần Thúy Phương (TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai); “Nâng cao chất lượng gắn với việc phát triển các sản phẩm Miến Bình Lư” của thí sinh Nguyễn Mạnh Cường (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu).
Giải Triển vọng (trị giá 5 triệu đồng) thuộc về dự án “Xây dựng sản phẩm lê VH6 Tả Ngài Chồ có giá trị thương hiệu gắn kết với các dịch vụ du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Tả Ngài Chồ huyện Mường Khương” của thí sinh Thào Seo Lìn (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai).
Bên cạnh sự hỗ trợ về tài chính, các thí sinh đạt giải sẽ nhận được những tư vấn của chuyên gia xuyên suốt quá trình triển khai để cải thiện mô hình kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu thị trường, gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc của từng địa phương./.