• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Kiềm chế vũ khí hạt nhân trước đàm phán:Triều Tiên “chưa bao giờ gần như sẵn sàng“

Thế giới 16/12/2017 20:37

(Tổ Quốc) - Ngoại trưởng Mỹ Rex Tiilerson đã khuyến khích Triều Tiên kiềm chế các vụ thử vũ khí hạt nhân tạo tiền đề cho hai nước tiến tới đàm phán song phương.

Kiềm chế chương trình hạt nhân

Triều Tiên phải trở lại bàn đàm phán. Chiến dịch gây sức ép tiếp tục cho đến khi đảm bảo phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”, ông Tillerson nói trong cuộc họp tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc về các chương  trình vũ khí của Triều Tiên.

Ngoại trưởng Rex Tillerson và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres

 

Ông Tillerson đã nói với báo chí sau cuộc gặp rằng, Mỹ sẽ không chấp nhận bất kỳ điều kiện nào trong quá trình đàm phán với Triều Tiên.

Trước đó, Ngoại trưởng Tillerson cũng bày tỏ hi vọng trong tuần này, Mỹ và Triều Tiên có thể đàm phán giải quyết các vấn đề căng thẳng hiện tại khi cho rằng, Washington sẵn sàng đàm phán vào bất kỳ lúc nào Bình Nhưỡng muốn.

Tuy nhiên, Nhà Trắng đã xác nhận lại tuyên bố của ông Tillerson và cho biết, thời điểm hiện tại không phù hợp cho tiến trình đàm phán.

Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc cũng chưa đưa ra bình luận nào về lời kêu gọi của Ngoại trưởng Tillerson về việc chấm dứt các vụ thử vũ khí để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng về chương trình hạt nhân của nước này.

Đại sứ Ja Song Nam cho biết, Triều Tiên sẽ không gây hại cho bất kỳ quốc gia nào miễn là lợi ích quốc gia không bị vi phạm.

Ông Ja Song Nam cho biết, phiên họp tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc là một biện pháp liều lĩnh do Mỹ đưa ra  bởi lo sợ trước sức mạnh phi thường của Triều Tiên khi Bình Nhưỡng đã đạt được nhiều thành tựu lịch sử vĩ đại trong việc hoàn thiện sức mạnh hạt nhân quốc gia.

Lợi ích nhỏ

Triều Tiên liên tục khẳng định có ít quyền lợi khi đàm phán với Mỹ và phải đợi cho đến khi Bình Nhưỡng có đủ khả năng phát triển tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân phóng vào lục địa Mỹ . Phần lớn các chuyên gia cho biết, điều này chưa rõ ràng.

Triều Tiên đã thử tên lửa từ tháng 4 và sau đó là vào tháng 9.

Vụ thử vào tháng 11 được xem là một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM, có tên là Hwasong-15.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono nói trước Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc rằng, Triều Tiên “chưa bao giờ gần như sẵn sàng” có thể từ bỏ các chương trình tên lửa và hạt nhân cũng như không hề thích thú với các đàm phán.

 “Vụ thử gần đây nhất diễn ra sau 75 ngày im lặng. Tuy nhiên, vụ phóng tên lửa vào tháng 11 chứng minh rằng Triều Tiên vẫn không ngừng phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân như mọi người vẫn nghĩ”, ông Kono cho biết.

Ngoại trưởng Tillerson cũng kêu gọi Nga và Mỹ tiếp tục tăng cường sức ép vào Triều Tiên bằng việc tiếp tục thực hiện các trừng phạt theo Nghị quyết Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, cả Moscow và Bắc Kinh đều tỏ ra cảnh giác với ý kiến này, các nhà quan sát cho biết.

Phó đại sứ Trung Quốc tại Liên Hơp Quốc Wu Haitao cho biết, tất cả các bên phải tuân thủ các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, các trừng phạt đơn phương đang làm suy yếu sự ủng hộ của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và lợi ích của các nước khác. Vì thế, các biện pháp nên được từ bỏ.

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia cho biết, Moscow vẫn tuân thủ các trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc về Triều Tiên và cũng bày tỏ lo lắng về các hình thức trừng phạt đơn phương.

Tổng thống Donald Trump luôn bày tỏ mong muốn đồng minh chính bao gồm Trung Quốc nên tăng cường các trừng phạt vào Bình Nhưỡng bằng việc cấm vận nguyên liệu dầu.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã nói tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc vào ngày 15/12 rằng, đã đến lúc phải nhanh chóng thiết lập lại và thúc đẩy các kênh kết nối với Triều Tiên nhằm giảm các vấn đề rủi ro hiểu nhầm dẫn đến xung đột.

 “Triều Tiên không thể đủ khả năng phóng tên lửa vào Mỹ”

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis ngày 15/12 bày tỏ Triều Tiên không thể đủ khả năng có tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng tới lục địa Mỹ.

Tên lửa ICBM của Triều Tiên vào tháng 11 chưa thể chứng minh về khả năng thách thức đối với Washington ngay lúc này. Ông Mattis nói với báo chí tại Lầu Năm Góc ngày 15/12, Mỹ vẫn liên tục quan sát và đánh giá tình hình hiện tại.

“Chúng tôi kiểm ra và phân tích các bằng chứng có được. Phải cần một thời gian ngắn nữa mới có thể có kết quả”, ông Mattis nhấn mạnh.

Vào thời điểm hiện tại, ông Mattis cho rằng, Triều Tiên có thể đang cố hết sức để có thể phát triển tên lửa phóng đến mọi nơi trên thế giới. Đây là một mối đe dọa đến hòa bình và an ninh khu vực, trong đó có cả Mỹ.

Các đánh giá của ông Mattis cùng với các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng, vụ thử tên lửa vào tháng 11 của Triều Tiên chưa đủ chứng minh Bình Nhưỡng có thể phóng tên lửa tới Mỹ, hoặc đủ khả năng kỹ thuật để tiến hành tên lửa đạn đạo liên lục địa thành công.

 “Tôi nghi ngờ về khả năng của Hwangsong-15 mà Triều Tiên nhắc đến”, trung tướng Patrick O'Reilly - người đứng đầu cơ quan Phòng thủ tên lửa của Mỹ cho biết.

 

(Theo Reuters&CNN)

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ