• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Kiểm tra kê khai tài sản của 1.000 cán bộ cấp cao như thế nào?

Thời sự 27/05/2017 15:45

(Tổ Quốc) -Ngày 23/5, Bộ Chính trị đã ban hành quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản đối với đối tượng là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Theo đó, bắt đầu từ cuối tháng 5 này, khoảng 1.000 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sẽ được kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản cá nhân.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy cho biết, việc kiểm tra, giám sát sẽ có lộ trình, kế hoạch cụ thể.

 Bà Lê Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: An ninh Thủ đô

Thứ nhất, khi cơ quan tổ chức có thẩm quyền yêu cầu cần phải kiểm tra, giám sát tài sản của cán bộ này vì lý do nào đó thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ tiến hành làm. Đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm.

Thứ hai, khi có kiến nghị, phản ánh, đơn thư tố cáo cán bộ về việc có việc kê khai tài sản không trung thực.

Thứ ba, khi phát hiện cán bộ có dấu hiệu vi pham quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản. Trong những trường hợp này thì sẽ thực hiện việc kiểm tra, giám sát kê khai tài sản của cán bộ.

Nếu phát hiện có việc kê khai tài sản không trung thực thì việc xử lý sẽ thực hiện theo quy định của Đảng và Nhà nước và trong văn bản 181 - Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm của Ban chấp hành Trung ương.

Kết quả kiểm tra, giám sát sẽ được thông cáo và công khai đầy đủ đến nhân dân.

Ngoài ra, tới đây sửa Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi cũng sẽ có quy định rõ về việc xử lý các hành vi vi phạm trong việc kê khai tài sản, đồng thời Chính phủ cũng sẽ sửa Nghị định về kỷ luật cán bộ liên quan đến việc này.

Theo bà Lê Thị Thủy, việc kê khai tài sản áp dụng với những người có chức vụ đã được thực hiện nhiều năm qua nhưng được đánh giá chưa hiệu quả./.

Thái Tùng (Tổng hợp)

NỔI BẬT TRANG CHỦ