(Tổ Quốc) - Chỉ còn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu, các vườn trồng phật thủ lớn nhất Thủ đô tất bật bước vào vụ thu hoạch lớn nhất năm. Đây cũng là lúc tiểu thương khắp nơi nườm nượp đến tận vườn mua và vận chuyển phật thủ, phục vụ nhu cầu của thị trường.
- 26.01.2021 Đào Sơn La dán tem xuất xứ "đổ bộ" Thủ đô Hà Nội
- 25.01.2021 Lá dong tiến vua hối hả vào vụ Tết

Cách Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 chừng 2 tuần, những vườn trồng phật thủ tại Hà Nội bước vào vụ thu hoạch lớn nhất năm. Trong đó có Xã Đắc Sở (huyện Hoài Đức) từng biết đến là vựa trồng phật thủ lớn nhất Thủ đô.

Nhiều năm gần đây, phật thủ là loại trái cây được ưa chuộng trong dịp Tết do giống bàn tay Phật. Trong văn hóa tín ngưỡng người Việt, với hình dáng như nhiều ngón tay chụm lại giống bàn tay Phật, phật thủ được thờ trong nhà vào ngày rằm, mùng 1 và đặc biệt là dịp Tết nhằm cầu may mắn, tài lộc.

Phật thủ là giống cây ưa ấm áp, không chịu được lạnh. Thông thường, phật thủ ra hoa kết quả quanh năm nhưng thu hoạch vụ chính là tháng 7 và Tết âm lịch. Những ngày cận Tết, một nhà vườn có thể bán ra hàng nghìn quả.

Anh Nguyễn Văn Tuấn (chủ vườn phật thủ tại xã Đắc Sở) cho biết: giá phật thủ dao động từ 50.000đ đến 300.000đ/ quả, tùy kích thước và hình dáng quả , với diện tích 1 mẫu có khoảng 300 cây thì mỗi năm nhà anh Tuấn thu hơn 5000 quả.

Những quả có ngón to, bung xòe, nhiều tầng sẽ được tiểu thương và người chơi tìm về để mua trước Tết. Một cây phật thủ sai quả nhất có khoảng 70 – 80 quả.

Đặc biệt có quả to, đạt tiêu chuẩn, giá bán lên đến hàng triệu đồng.

Không chỉ bán cho người dân địa phương hay thành phố Hà Nội, phật thủ tại Đắc Sở còn được cung ứng đến các tỉnh như: Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Lạt…

Tuy nhiên giống cây này chỉ phát triển tốt và cho quả sai trên một mảnh đất khoảng 5 năm. Sau chu kỳ 5 năm chủ vườn buộc phải tìm một mảnh đất mới để tiết kiệm chi phí cải tạo đất cũ.

Việc chăm sóc cây phật thủ đòi hỏi sự cầu kỳ, các chủ vườn phải thường xuyên cắt bỏ lá và quả có dấu hiệu sâu hỏng đồng thời áp dụng nhiều biện pháp canh tác, trải qua hàng loạt công đoạn thì cây mới có thể cho ra những quả đẹp.

Phật thủ đã giúp người dân thay đổi cuộc sống. Từ khi người dân Đắc Sở chuyển hướng trồng phật thủ hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với trồng lúa hay hoa màu. Với sản lượng như vườn nhà anh Tuấn sẽ có mức thu nhập trung bình từ 250-300 triệu mỗi năm./.
Thông tin của bạn
Email:
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Tên hiển thị:
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Mã xác thực:
Vui lòng nhập đúng mã xác thực
Gửi bình luận HủyThông báo
Thông báo
Thông báo
Thông báo