(Tổ Quốc) - Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã có các biện pháp trừng phạt tăng cường đối với Triều Tiên vào ngày 11/9.
Tăng cường sức ép lên Bình Nhưỡng
Bình Nhưỡng đã cảnh báo Mỹ sẽ phải trả giá nếu vẫn tiếp tục đi đầu đối mặt với Triều Tiên.
Tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: Global News |
“Thế giới sẽ chứng kiến những gì mà Triều Tiên có thể khiến Mỹ chìm trong cảnh tượng chưa từng nhìn thấy”, hãng thông tấn KCNA dẫn lời phát ngôn của Bộ ngoại giao Triều Tiên.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, việc tăng cường các lệnh trừng phạt hoàn toàn quan trọng nhằm tăng cường các sức ép đối với Triều Tiên.
Các nhà ngoại giao cho biết, Nga đã đặt câu hỏi liệu Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục các hình phạt gì thêm nữa nếu Triều Tiên vẫn tiếp thử tên lửa và hạt nhân.
“Đây sẽ là sự thỏa hiệp nhằm mong muốn mọi người đều có sự đồng thuận”, đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc nói trước khi lấy phiếu bầu thông qua dự thảo trừng phạt tại Liên Hợp Quốc
Triều Tiên bị cấm xuất khẩu may mặc và hiện tại là ngành xuất khẩu lớn thứ 2 sau than đá và khoảng sản khác trong năm 2016, các dữ liệu từ Cục Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc cho biết. Có khoảng 80% nguyên liệu xuất khẩu vào Trung Quốc.
Các quan chức Trung Quốc đã nhấn mạnh nhiều lo ngại về lệnh cấm vận nguyên liệu dầu có thể gây mất ổn định tại Triều Tiên. Nga và Trung Quốc cũng nhấn mạnh lo lắng về việc thúc đẩy các lệnh trừng phạt vào Bình Nhưỡng.
Bà Haley cho biết, nghị quyết này nhằm đánh vào khả năng tiêu thụ nhiên liệu phát triển chương trình vũ khí của nước này. Tổng thống Trump luôn nhấn mạnh không cho phép Triều Tiên phát triển chương trình tên lửa và nhằm mục tiêu vào Mỹ.
“Nghị quyết cũng chấm dứt nguồn lao động nước ngoài của Triều Tiên. Lệnh cấm này nhằm cô lập chính quyền Triều Tiên không thể hưởng lợi từ thu nhập ngoài nước”, bà Haley nói thêm.
Mỹ liên tục đàm phán với Trung Quốc về các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên trước khi tiến tới cuộc họp tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, sau vụ thử hạt nhân gần đây nhất, bà Haley đã tuyên bố sẽ gửi dự thảo trừng phạt lên Liên Hợp Quốc và thông qua bỏ phiếu các thành viên Liên Hợp Quốc vào ngày 11/9.
“Chúng tôi đang phản ứng trước một diễn biến nguy hiểm mới. Đây là những biện pháp mạnh nhất từ trước đến nay được áp dụng đối với Triều Tiên”, đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley phát biểu tại Hội đồng Bảo an sau cuộc bỏ phiếu."
Lập trường Nga Trung đối với vấn đề Triều Tiên
Lệnh trừng phạt lần này tăng cường vào việc cấm vận xuất khẩu may mặc và nhập khẩu dầu thô của Bình Nhưỡng. Đây là nghị quyết trừng phạt lần thứ 9 và được nhất trí từ 15 thành viên Liên Hợp Quốc.
“Chúng tôi không hề mong muốn phải tăng cường các hình phạt đối với Triều Tiên. Chúng tôi không mong muốn chiến tranh. Tuy nhiên, nếu Triều Tiên đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân thì mọi điều có thể thay đổi. Mặt khác, nếu Bình Nhưỡng vẫn ôm tham vọng hạt nhân thì chúng tôi sẽ tiếp tục gây sức ép trong thời gian tới”, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley nói tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Cách đây một tuần, bà Haley đã kêu gọi các lệnh trừng phạt mạnh mẽ nhất đối với Triều Tiên. Tuy nhiên, sau đó vài ngày, Washington đã giảm các biện pháp trừng phạt nhằm vừa ý của Nga và Trung Quốc, bao gồm cấm vận nguyên liệu dầu và liệt kê nhà lãnh đạo Kim Jong Un vào danh sách đen.
Nga đã lên án ý tưởng tăng cường các lệnh trừng phạt vào Triều Tiên mà không đưa ra các giải pháp chính trị giải quyết khủng hoảng nước này. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia đã nói tại Liên Hợp Quốc vào ngày 11/9 rằng, Moscow hoàn toàn đồng thuận với Nghị quyết của Liên Hợp Quốc .Ông Nebenzia đánh giá cao đề xuất của Trung Quốc và Nga trong việc chấm dứt các vụ thử tên lửa và hạt nhân đồng nghĩa với việc kết thúc cuộc diễn tập quân sự chung của Mỹ Hàn. Tuy nhiên bà Haley bác bỏ lập luận này.
“Chúng tôi cho rằng sẽ hoàn toàn sai lầm nếu đánh giá thấp các sáng kiến của Nga và Trung Quốc. Điều này vẫn đang trên bàn nóng Liên Hợp Quốc và chúng tôi vẫn muốn duy trì điều này”, bà Nebenzia nói thêm.
Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Liu Jieyi đã kêu gọi nối lại đàm phán giữa các bên và yêu cầu từ phía Triều Tiên nên tôn trọng thiện chí của cộng đồng quốc tế và kiềm chế các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân.
(Theo Reuters)