• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Lễ hội Katê - sắc màu văn hóa Chăm

Thực hiện: Bảo Trung | 22/04/2023

(Tổ Quốc) - Katê là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn để tưởng nhớ các vị thần, vị vua có nhiều công lao đóng góp, được đồng bào tôn kính, tưởng nhớ ông bà tổ tiên và cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ hội Katê - sắc màu văn hóa Chăm - Ảnh 1.

Năm 2017, Lễ hội Katê được chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mới đây, tại Làng văn hóa du lịch các dân tộc, Lễ hội truyền thống này cũng được tái hiện một cách đặc sắc bởi chính đồng bào dân tộc Chăm đến từ tỉnh Ninh Thuận.

Lễ hội Katê - sắc màu văn hóa Chăm - Ảnh 2.

Rước nước là một trong những nghi thức quan trọng của Lễ hội Katê. Với ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi và cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật, mặc dù trải qua nhiều năm tháng nhưng lễ hội Katê của đồng bào Chăm vẫn được tái hiện với rực rỡ màu sắc và âm thanh theo đúng nghi thức nguyên gốc vốn có của một nền văn hóa Chămpa bởi những nghệ nhân đến từ các làng Chăm trong tỉnh Bình Thuận.

Lễ hội Katê - sắc màu văn hóa Chăm - Ảnh 3.

Vào lễ hội Katê, không chỉ người Chăm ở Bình Thuận mà người Chăm sinh sống, làm việc ở khắp mọi nơi đều trở về đoàn tụ và quây quần cùng gia đình, bạn bè và người thân.

Lễ hội Katê - sắc màu văn hóa Chăm - Ảnh 4.

Thiếu nữ người Chăm với những trang phục rực rỡ trong lễ hội Katê

Lễ hội Katê - sắc màu văn hóa Chăm - Ảnh 5.

Lễ hội Katê gắn liền với những đền tháp cổ kính - nơi ngưng đọng nét đẹp một thời của nền văn minh Chămpa rực rỡ.

Lễ hội Katê - sắc màu văn hóa Chăm - Ảnh 6.

Mở đầu cho lễ hội Katê trên các đền tháp là nghi thức tấu trình với thần linh (tiếng Chăm gọi là Pathau Hala) về việc tổ chức lễ Katê. Người dân sẽ chuyển những lời ước nguyện cho thần linh biết và xin sự giúp đỡ của thần linh thông qua lời khấn.

Lễ hội Katê - sắc màu văn hóa Chăm - Ảnh 7.

Người Chăm chuẩn bị các lễ vật mang lên tháp cúng lễ Ka tê.

Lễ hội Katê - sắc màu văn hóa Chăm - Ảnh 8.

Lễ tắm tượng Thần (Mưnay Yang).

Lễ hội Katê - sắc màu văn hóa Chăm - Ảnh 9.

Nhiều nghi thức lễ đặc trưng được thực hiện như: Lễ mở cửa tháp, cúng đại lễ, thỉnh rước kiệu trang phục Nữ thần Pô Sah Inư, tắm bệ thờ Linga- Yoni, mặc trang phục, cúng mừng Katê trước tháp chính…

Lễ hội Katê - sắc màu văn hóa Chăm - Ảnh 10.

...với ý nghĩa thiêng liêng tạ ơn các thần linh đã giúp mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, tổ tiên ông bà.

Lễ hội Katê - sắc màu văn hóa Chăm - Ảnh 11.

Lễ hội Katê - sắc màu văn hóa Chăm - Ảnh 12.

Cộng đồng người Chăm đến tháp hành lễ cầu mong sức khỏe, sự bình an, gia đình được tổ tiên thần linh phù hộ, con cháu làm ăn phát đạt gặp nhiều may mắn.

Lễ hội Katê - sắc màu văn hóa Chăm - Ảnh 13.

Nhiều tiết mục nghệ thuật truyền thống diễn ra trong phần hội như: Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, múa hát dân ca Chăm, các thanh niên thì tham gia thi thổi kèn Saranai, thi biểu diễn trang phục truyền thống, thi gói bánh, giã gạo, trang trí và trưng bày lễ vật…

Lễ hội Katê - sắc màu văn hóa Chăm - Ảnh 14.

Các điệu múa, làn điệu dân ca cộng hưởng với tiếng trống Gi Năng, trống Paranưng và kèn Saranail là đặc trưng văn hóa của đồng bào Chăm

Lễ hội Katê - sắc màu văn hóa Chăm - Ảnh 15.

Ngoài ra, nhiều hoạt động giới thiệu văn hóa đồng bào Chăm như trình diễn nghề làm gốm, dệt thổ cẩm, trưng bày các đặc sản địa phương… tất cả đã tạo nên một lễ hội Katê 2023 sôi nổi, nhiều sắc màu.

Lễ hội Katê - sắc màu văn hóa Chăm - Ảnh 16.

Lễ hội Katê của đồng bào Chăm mà từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một sự kiện du lịch độc đáo của địa phương thu hút khách tham quan, du lịch và tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp văn hóa bản địa.

NỔI BẬT TRANG CHỦ