• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

"Lên giây cót" cứu nguy kinh tế: Những con số khổng lồ Mỹ đã phải chi trong đại dịch?

Thế giới 22/04/2020 11:01

(Tổ Quốc) - Theo hãng Reuters, Thượng viện Mỹ đã thông qua bổ sung thêm gói cứu trợ trị giá gần 500 tỷ đôla để cứu nguy kinh tế đang rơi vào suy thoái.

Thượng viện Mỹ vào ngày 21/4 đã phê duyệt gói cứu trợ 484 tỷ đôla cứu nguy nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nhiều rủi ro vì Covid-19.

"Lên giây cót" cứu nguy kinh tế: Những con số khổng lồ Mỹ đã phải chi trong đại dịch? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AP

Nếu dự luật này tiếp tục được Hạ viện bỏ phiếu thông qua thì ước tính chính phủ Mỹ đã phải chi lên tới 3000 tỷ đôla trong gói cứu trợ đối phó với khủng hoảng dịch bệnh Covid-19.

Sau khi dự luật được thông qua, lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell khẳng định khoản viện trợ này là hết sức cần thiết trong thời điểm chưa từng có tiền lệ của Mỹ.

Theo hãng Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Quốc Hội nhanh chóng phê duyệt biện pháp này, tập trung chủ yếu mở rộng tài trợ cho các khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và viện trợ bổ sung cho chính quyền tiểu bang và địa phương cho dự luật tiếp theo.

Đại dịch Covid-19 đã bùng phát tại Mỹ sau khi tín hiệu dịch bệnh đầu tiên xảy ra tại Trung Quốc vào năm ngoái.

Vào cuối tháng Ba, Washington đã hỗ trợ khoảng 350 tỷ đôla cho các doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-29. Tuy nhiên, quỹ tài trợ nhanh chóng bị cạn kiệt vì số lượng lớn doanh nghiệp nhỏ rủi ro vì dịch bệnh.

Giới chuyên gia cho rằng quá nhiều tiền phải chi cho các doanh nghiệp lớn hơn và kết nối tốt hơn. Thực tế, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh burger của Shake Shack Inc cho biết vào ngày 21/4 rằng họ sẽ trả lại khoảng vay 10 triệu đôla từ gói cứu trợ sau khi nhận bởi quá nhiều chỉ trích công khai.

Theo Reuters, nhằm giảm rủi ro cho các công ty lớn nhận khoản vay, nhà lãnh đạo Đảng dân chủ Thượng viện Chuck Schumer cho biết, có khoảng 125 tỷ đôla trích từ quỹ kinh doanh nhỏ trong gói hỗ trợ mới nhất sẽ chuyển đến các cửa hàng bán lẻ nhỏ chịu nhiều rủi ro vì đại dịch Covid-19

Theo Reuters, thỏa thuận gói cứu trợ bao gồm 321 tỷ đôla cho chương trình cho vay doanh nghiệp nhỏ, 60 tỷ đôla cho chương trình cho vay thảm họa khẩn cấp riêng cũng dành cho các doanh nghiệp nhỏ cùng với đó là 75 tỷ đôla cho các bệnh viện và 25 tỷ đôla cho các xét nghiệm Covid-19.

Trong cuộc thảo luận ngắn, ông Schumer nhấn mạnh đến các quỹ chống dịch bệnh Covid-19 sẽ đi cùng với các gói cứu trợ cho các doanh nghiệp nhỏ.

"Chúng tôi có thể cho các doanh nghiệp nhỏ vay nhưng nếu "ế khách" thì khả năng chi trả sẽ như thế nào", ông Schumer bày tỏ nhiều nghi ngờ về điều này.

Trong khi đó, Quốc hội Mỹ sẵn sàng cho khả năng thông qua dự luật thứ 5 đối phó với dịch bệnh. Ông Schumer nói rằng, dự luật có khả năng tương đương với gói kích thích kinh tế trị giá 2.3 nghìn tỷ vào ngày 27/3.

"Chúng ta cần phải đưa nhịp sống trở lại, có sự tham gia đầy đủ và bắt đầu suy nghĩ về các ảnh hưởng của nợ công đối với tương lai của đất nước", nhà lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell cho biết.

Tuy nhiên, vào thời điểm khi các ca nhiễm Covid-19 tăng cao và Mỹ cần phải có các biện pháp đối phó nhanh chóng xử lý dịch bệnh.

Mỗi tuần trôi qua, Washington liên tục phải đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng của dịch bệnh cùng với suy thoái kinh tế. Dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho hơn 800.000 người tại Mỹ chịu rủi ro và hơn 22 triệu người dân mất việc làm.

Kinh tế Mỹ đang bị chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất kể từ khi rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và người dân phải chấp hành tuân thủ ở nhà, thực hiện giãn cách xã hội tránh lây lan ra cộng đồng.

Trong khi các nghị sĩ Đảng cộng hòa khẳng định rằng, dự luật mới nhất dành hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ thì các nghị sĩ Đảng dân chủ lại cho rằng nên tập trung vào việc mở rộng tới các bệnh viện và trung tâm y tế khác cũng như đóng góp hỗ trợ cho quá trình xét nghiệm Covid-19.

Theo hãng Reuters, Đảng dân chủ đã không thuyết phục được Đảng Cộng hòa tăng ngân sách khẩn cấp cho chính quyền tiểu bang và địa phương trong bối cảnh tổn thất do doanh thu cao và chi tiêu hạ tầng. Đề nghị này đã được đưa ra kể từ khi khủng hoảng bắt đầu.

Tổng thống Trump nói rằng ông muốn đầu tư lớn cho hạ tầng đất nước kể từ khi trở thành Tổng thống Mỹ. Nhắc đến khả năng đàm phán trong các tuần tiếp theo về dự luật mới, cả hai đảng đều chờ phản ứng từ Quốc hội.

Theo Reuters, Đảng dân chủ mong muốn sẽ tiếp tục thúc đẩy các tiến bộ trong các chương trình xét nghiệm rộng rãi và theo dõi những người nhiễm bệnh đã có quá trình tiếp xúc ra sao.

Tính đến ngày 22/4, Mỹ ghi nhận thêm 25.193 ca nhiễm mới trong 1 ngày, nâng tổng số ca lên 817.952, số trường hợp tử vong là 45.279, tăng 2.765 so với ngày hôm trước. Theo Deborah Birx - quan chức y tế hàng đầu thuộc lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 của Tổng thống Trump, hầu hết tất cả các khu đô thị ở Mỹ đều ghi nhận sự tiến triển.Ngày hôm qua, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ ký một sắc lệnh hành pháp tạm thời, đình chỉ người nhập cư vào Mỹ trong bối cảnh quốc gia này nỗ lực ngăn chặn Covid-19 lây lan.

Ngày hôm qua (21/4), Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng cho biết đã ký một sắc lệnh hành pháp tạm thời, đình chỉ người nhập cư vào Mỹ trong bối cảnh quốc gia này nỗ lực ngăn chặn Covid-19 lây lan. Trên Twitter, ông Trump cho biết quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nước Mỹ đang bị tấn công bởi một "kẻ thù vô hình" cũng như nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ việc làm của "những công dân Mỹ tuyệt vời".

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ