• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Liên minh “mới nổi” Nga-Thổ-Iran định dạng Trung Đông giai đoạn mới

Thế giới 26/04/2018 16:54

(Tổ Quốc) - Liên minh bộ ba Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ra khỏi Syria sẽ thay đổi cân bằng quyền lực khu vực.

Bộ ba “mới nổi” Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran

Liên minh bộ ba Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đều có ảnh hưởng lan rộng từ chiến tranh Syria. Giả thiết đặt ra khi bộ ba này có thể thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông, hủy bỏ liên minh NATO và làm phức tạp tình hình Trung Đông.

Ảnh minh họa

Theo các nhà quan sát, liên minh Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran đều có các mục tiêu khác nhau. Các chính sách cũng thúc đẩy hợp sức các mục tiêu địa lý toàn cầu và vấn đề chính trị nội bộ. Tóm lại, các vấn đề “dễ vỡ và phức tạp” sẽ tiếp tục diễn biến tại Trung Đông.

Các ảnh hưởng từ cuộc tấn công của Anh, Mỹ và Pháp tại Syria đến bộ ba này vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, trong thời gian dài, liên minh này vẫn có thể tồn tại với sự gia tăng các xung đột tương lai.

Nền tảng chung đồng thuận trong hội nghị tháng 4 bao gồm Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được thiết lập.

Tại cuộc gặp Ankara, các bên đã cam kết hỗ trợ toàn vẹn lãnh thổ Syria, tìm kiếm nỗ lực ngoại giao nhằm kết thúc chiến tranh và bắt đầu công cuộc tái xây dựng Syria sau 7 năm nội chiến. Trong khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ hội đàm Geneva do Liên Hợp Quốc tổ chức thì Iran vẫn giữ im lặng về vấn đề này đồng thời nhắc đến việc giải quyết vấn đề khu vực.

“Tuy nhiên, nền tảng chung không có nghĩa là Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran “cùng trong một lộ trình tất cả”. Các lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ là cả trong và ngoài.

Trong thời gian qua, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành hai hoạt động tác chiến tại Bắc Syria, chiến dịch Cành ô liu và lá chắn Euphrates nhằm đẩy Đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) ra khỏi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, các hoạt động này cũng gắn bó với chính trị nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, theo fairobserver, tình hình trong nước của ông Erdogan đã liên tục đi xuống bởi các ảnh hưởng: sự kiệt sức sau cuộc đảo chính trong năm 2016, nền kinh tế trì trệ và đồng lira mất giá.

Thời gian gần đây, ông Erdogan liên tục kêu gọi bầu cử nhanh vào tháng 6/2014 và đánh bại lực lượng người Kurds. Ông Erdogan cần tất cả các phiếu bầu để có thể giữ vững quyền lực của người đứng đầu đất nước.

Mục tiêu của Nga?

Tuy nhiên, để trở thành một liên minh, Tổng thống Erdogan phải thay đổi mục tiêu nhằm loại bỏ Tổng thống Syria Bashar Assad. Thậm chí, đó có thể là rút khỏi các khu vực tại phía Bắc Syria – địa điểm quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang chiếm đóng. Nga và Iran liên tục yêu cầu chuyển sang các khu vực do người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được từ quân đội Syria.

Các mục tiêu của Moscow  giữ lại chỗ đứng ở Trung Đông ở căn cứ Tartus duy nhất nhằm tiếp sức cho Syria - đồng minh lâu dài. Người Nga không cam kết dài lâu với ông Assad ở mức độ cả nhân. Điều thực sự họ muốn là một chính quyền thân thiện ở Damascus. Họ cũng muốn tiêu diệt hoàn toàn lực lượng al-Qaeda và tổ chức khủng bố IS.

Nga cũng sẽ không chia rẽ giữa Ankara và NATO. Sau Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu lực lượng quân đội lớn nhất NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ đã có ít nhiều mâu thuẫn với các đồng minh NATO xung quanh xung đột giữa Hi Lạp và Cyprus  về tài nguyên dầu và khí gas. Ông Erdogan cũng bày tỏ tức giận khi các quốc gia châu Âu xung quanh vụ việc đảo chính năm 2016. Trong khi phần lớn các quốc gia NATO lên án Moscow trong vụ tấn công cựu điệp viên Nga gần đây tại Anh thì Thổ Nhĩ Kỳ không bày tỏ biểu hiện gì.

Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga còn ở khía cạnh kinh tế. Ankara muốn có đường ống dẫn khí đốt tự nhiên từ Nga và muốn mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga.

Câu hỏi cho người Kurd?

Người Nga không ủng hộ chiến tranh của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào lực lượng người Kurd  và đã từng mong muốn đưa phái đoàn lực lượng người Kurds vào đàm phán cho tương lai Syria. Tuy nhiên, Moscow đã bật đèn xanh cho vụ tấn công vào thành phố Afrin vào tháng Ba, đưa lực lượng YPG nhằm giải phóng khủng bố IS và Al-Qaeda. Một số người Kurd cho rằng, Moscow đã từng phản bội họ.

Liệu người Nga có đứng sang một bên nếu quân Thổ Nhĩ Kỳ di chuyển xa hơn vào Syria và tấn công thành phố Manbij – khu vực người Kurd liên minh với lực lượng Mỹ và Pháp? Và sự thù địch của ông Erdogan đối với lực lượng người Kurd có dẫn đến cuộc xung đột giữa các thành viên NATO hay không?

Cuộc xô xát dường như không thể mặc dù người Thổ Nhĩ Kỳ đã nổ súng cảnh báo trong suốt vài tuần qua.

“Những người hợp tác với tổ chức khủng bố [ngụ ý cho lực lượng YPG] sẽ đều nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ”, phó Thủ tướng Bekir Bozdag cho biết.

Các nhà quan sát cho rằng, nếu Tổng thống Donald Trump muốn rút quân khỏi Syria thì Thổ Nhĩ Kỹ sẽ bị lôi kéo. Trong khi liên minh đồng ý với chủ quyền Syria thì cũng sẽ không ngăn cản việc Ankara can thiệp vào hoạt động của người Kurd.

Lo lắng lớn nhất của Iran tại Syria nhằm duy trì “bộ đệm” giữa nó và Mỹ.  Iran không phải là mối đe dọa duy nhất. Quân đội của họ rất ít nhưng nước này lại năm ở“vùng lưỡi liềm Shia”, có Iran, Iraq, Syria và Lebanon. Vì vậy, Iran chịu nhiều ảnh hưởng từ sự can thiệp của phương Tây.

Tehran liên tục bị chèn ép từ các trừng phạt của phương Tây và Mỹ xung quanh các căng thẳng về thỏa thuận hạt nhân.

Những gì Teheran cần nhất là các đồng minh. Họ sẽ là lá chắn tránh các xung đột từ Mỹ, Israel và Saudi Arabia. Ở khía cạnh này, cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều hữu ích.

Theo các nhà quan sát, các căng thẳng tại Trung Đông sẽ vẫn còn tiếp tục. Liên minh Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có những đối lập và xung đột lợi ích riêng. Tuy nhiên, vấn đề Syria vẫn dai dẳng. Ở một khía cạnh nào đó, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là các nhân vật chính thay đổi diện mạo cho Trung Đông.

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ